Xây dựng hạt nhân bảo tồn văn nghệ dân gian

YBĐT - Những ai quan tâm đến văn hóa dân gian các tộc người đều có chung một nhận định rằng việc duy trì các sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian đang mai một nghiêm trọng. Sự mai một này có nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân căn bản đó là không phát huy được lực lượng kế thừa.

Còn nhớ những hội diễn nghệ thuật quần chúng các dân tộc Yên Bái nhiều năm về trước, để đạt được mục tiêu bảo tồn giá trị văn hóa dân gian theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và đánh giá tiềm năng văn nghệ dân gian ở cơ sở thì tiêu chí của các hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh đều khuyến khích các địa phương sưu tầm, biểu diễn những loại hình văn nghệ dân gian mang tính đặc thù của các tộc người tại địa phương mình.

Các diễn viên tham gia hội diễn cũng phải là chủ nhân của các loại hình văn nghệ ấy. Thông qua tiêu chí này, mỗi hội diễn đều có rất đông các diễn viên nam nữ, nghệ nhân dân gian mang về nhiều tiết mục văn nghệ rất đặc biệt của dân tộc mình. Đồng thời, những hội diễn ấy luôn là nơi thu hút rất đông khán giả ở thành phố Yên Bái và vùng lân cận về dự.

Ngược lại, gần đây, tiêu chí, quy mô của các hội diễn nghệ thuật quần chúng không có gì thay đổi nhưng dường như chất lượng của hội diễn đã sa sút, thậm chí có phần tẻ nhạt. Bởi vì, ngoài phần trình diễn trang phục có lẽ khó thay đổi được thì những tiết mục biểu diễn văn nghệ không có nhiều nét khám phá mới, bị sân khấu hóa hoặc có những tiết mục văn nghệ của dân tộc thiểu số nhưng lại do người Kinh biểu diễn…

“Gạn đục khơi trong” thì vẫn có những đoàn thực sự thể hiện được sự miệt mài với việc bảo tồn các loại hình văn nghệ dân gian các tộc. Phải vậy thì mới có những cô bé mười bốn, mười lăm tuổi ở Lục Yên hát rất hay nhiều thể loại dân ca Nùng; các cô gái Tày tuổi trăng tròn ở Thượng Bằng La (Văn Chấn) vẫn chơi đàn tính và hát then điêu luyện hay các cô gái Mông ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải rất hồn nhiên trong các điệu dân vũ đầy sôi động và những cô gái Thái ở Nghĩa Lộ điêu luyện trong điệu dân vũ, dân ca.

Những hạt nhân văn nghệ dân gian trẻ ở Thượng Bằng La với cây đàn tính.

Những địa phương thành công là bởi họ xây dựng được các hạt nhân để bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian. Điển hình như ở Lục Yên có ông Hoàng Quang Nhạn ở Mường Lai rất am hiểu về văn hóa, văn nghệ dân gian Tày; ông Hoàng Nừng ở thị trấn Yên Thế, bà Tăng Thị Bộ ở xã Minh Xuân mạnh về mảng văn hóa Nùng; bà Triệu Thị Nhậy ở xã Phúc Lợi mạnh về mảng của người Dao.

Những nghệ nhân này vốn đã am hiểu văn hóa văn nghệ dân gian lại sẵn lòng nhiệt tình cộng với sự động viên thường xuyên của lãnh đạo cùng các ngành chức năng của huyện, xã khuyến khích sưu tầm, truyền dạy về văn hóa văn nghệ dân gian nên họ tự nhận thấy việc bảo tồn văn hóa thực sự là trách nhiệm của mình. Từ trách nhiệm của cá nhân, họ đã tạo sự lan tỏa niềm yêu thích và bảo tồn văn hóa ra cả cộng đồng.

Ở thị xã Nghĩa Lộ cũng có cách làm tương tự nên nghệ nhân Lò Văn Biến ở phường Trung Tâm mới góp sức khôi phục lại 6 điệu xòe cổ của người Thái. Ông Biến còn là người truyền dạy chữ Thái cổ cho hàng trăm thanh niên ở thị xã và ông cũng là người thật khéo ra đề kiểm tra khi yêu cầu học trò phải viết bài bằng sưu tầm những bài thơ, dân ca, hát ru, truyện cổ tích dân gian của người Thái đã giúp địa phương rất nhiều trong công tác bảo tồn văn hóa. Ngoài ông Biến còn phải nhắc đến bà Điêu Thị Xiêng vì bà cũng là người làm sống dậy dân ca các làn điệu dân ca, dân vũ, ẩm thực dân tộc cho đời sống tinh thần và hoạt động du lịch ở Mường Lò.

Những nghệ nhân nhiệt tình như vậy nhưng họ không hề đòi hỏi thù lao hay những phần thưởng về vật chất. Điều hạnh phúc nhất của họ là góp phần bảo tồn được vốn văn hóa của tổ tiên mình truyền lại, hạnh phúc vì những công việc của mình đang được xã hội ghi nhận, ủng hộ. Mong muốn nhất của họ là xã hội cần có định hướng và giải pháp tốt nhất trong chiến lược bảo tồn văn hóa dân gian, đặc biệt là động viên được lớp trẻ cùng chung sức giữ gìn thì sức sống văn hóa mới được lâu bền.

Thiết nghĩ, với cách làm ở một số địa phương nói trên sẽ là kinh nghiệm quý được nhân rộng nhằm đẩy lùi sự mai một của  kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam.

Hoàng Nhâm 

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Góp phần gìn giữ điệu Khắp cọi cho quê hương

Góp phần gìn giữ điệu Khắp cọi cho quê hương

Ở xã Mường Lai, tỉnh Lào Cai, Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Quang Nhạn được biết đến là người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Tày, đặc biệt là Khắp cọi. Không chỉ đóng góp trong việc truyền dạy, lưu giữ văn hóa dân tộc, ông còn xây dựng, củng cố và phát triển phong trào văn hóa - văn nghệ ở địa phương.

Như đóa hướng dương

Như đóa hướng dương

Tôi gặp Phạm Ngọc Phương Thảo (phường Yên Bái, tỉnh Lào Cai) vào một ngày tháng Bảy rực nắng. Hành trình cô gái này đi qua thật không dễ dàng. Trên hành trình đó có đau đớn, xót xa, những phút giây mong manh giữa lằn ranh sinh tử, song cũng có hạnh phúc, ngọt ngào. Câu chuyện cảm động đó được Thảo kể lại trong cuốn sách “Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” đã lấy không ít nước mắt của độc giả và truyền cảm hứng cho nhiều người.

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

fb yt zl tw