Tự hào thành phố quê hương

YBĐT - Cùng với cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật, từ ngày 22/12/2013, Thành ủy, UBND thành phố cũng đã phát động cuộc thi viết “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị”. Sau 6 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được trên 24.700 bài dự thi thuộc 49 chi, Đảng bộ cơ sở và các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.

“Văn nghệ sỹ chúng tôi đã đi để bám sát thực tiễn, để khám phá những nét đẹp rất đỗi bình dị của cuộc sống đời thường. Chính sự phát triển đi lên từng ngày và sự năng động của thành phố đã là nguồn cảm hứng bất tận để chúng tôi sáng tác” - đó là lời tâm sự của các văn nghệ sỹ mà chúng tôi đã gặp trong Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật về chủ đề “Tự hào truyền thống thành phố Yên Bái anh hùng” và cuộc thi viết “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” do Thành ủy, UBND thành phố tổ chức.

Sự đổi thay, năng động - nguồn cảm hứng bất tận

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá nên từ khi phát động (tháng 9/2012) đến nay, cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Tự hào truyền thống thành phố Yên Bái anh hùng” đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của đông đảo văn nghệ sỹ và sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân. 500 tác phẩm văn học, nghệ thuật của nhiều tác giả tham gia sáng tác ở 4 thể loại: văn xuôi, thơ, ảnh nghệ thuật, ca khúc.

Điểm nổi bật là cuộc thi đã thu hút được một lực lượng sáng tác khá đông đảo không chỉ của tỉnh Yên Bái mà còn ở khá nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Các nhạc sỹ đã gửi tới 20 ca khúc hưởng ứng cuộc thi. Thể loại văn xuôi, người đọc có thể nhận diện được một thành phố Yên Bái với bề dày lịch sử, anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc qua tác phẩm ký “Thị xã Yên Bái - một thời đạn bom” của tác giả Vũ Quang Trung, truyện ngắn “Một đêm thị xã trong chiến tranh” của tác giả Nguyễn Hiền Lương... và người đọc cũng dễ dàng nhận thấy quyết tâm chính trị, tinh thần vượt khó vươn lên của lãnh đạo và nhân dân thành phố trong thời kỳ đổi mới.

Cùng với đó, nhiều tác giả đã thể hiện cảm xúc rất thật của người dân trước những đổi thay của thành phố. Đó là các tác phẩm thơ: “Khúc ca bến Âu Lâu” của tác giả Hoàng Bảo, “Con đường” của tác giả Đăng Lộc, tác giả Vũ Lương Quyến với “Yên Bái vào xuân”... Nổi bật nhất trong thể loại ca khúc phải kể đến “Thành phố để nhớ” của nhạc sỹ Ngọc Bái và “Yêu sao thành phố anh hùng” của tác giả Xuân Vệ.

Với 117 tác phẩm nhiếp ảnh, bằng sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo, các tác giả đã làm bật lên được sự đổi thay của thành phố và người xem thấy được quy mô phát triển, sức mạnh kinh tế của một thành phố được coi là trục động lực phát triển của tỉnh như tác phẩm “Lung linh thành phố Yên Bái” của tác giả Thanh Miền, “Chiều buông trên thành phố” của tác giả Hoàng Đô, một Công viên Yên Hòa với góc chụp lạ tạo hình khối rất riêng trong tác phẩm “Nhịp thở thành phố” của tác giả Phúc Tiến Hùng...

Tác giả Tuấn Nghĩa chia sẻ: “Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Yên Bái thân yêu, được chứng kiến sự đổi thay từng ngày trên mảnh đất quê hương, tôi cảm thấy vô cùng tự hào. Thành phố Yên Bái hôm nay đang từng ngày khởi sắc, đổi thay diện mạo và tỏ rõ sức sống của một thành phố trẻ. Những tác phẩm của các văn nghệ sỹ trong cuộc thi lần này tôi thấy vô cùng ý nghĩa bởi qua những tác phẩm đó, người đọc, người xem có thể cảm nhận rõ nét sự vươn mình trong công cuộc xây dựng và phát triển của thành phố”.

Gần 500 tác phẩm dự thi, với sự cân nhắc, lựa chọn hết sức kỹ càng, Ban tổ chức, Ban giám khảo đã lựa chọn ra 32 tác phẩm tiêu biểu để trao giải. Hai giải A của cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Tự hào truyền thống thành phố Yên Bái anh hùng” đã thuộc về tác giả Phúc Tiến Hùng với tác phẩm ảnh “Nhịp thở thành phố” và nhạc sỹ Ngọc Bái với ca khúc “Thành phố để nhớ”.

Tác giả Phúc Tiến Hùng xúc động chia sẻ: “Tôi đã tìm tòi, suy nghĩ phải chọn góc nào, cảnh nào để làm nổi bật lên được sự phát triển từng ngày của thành phố. Tôi đã sáng tác rất nhiều ảnh về nông thôn đổi mới, về những ngành nghề khác nhau song một lần bất chợt qua hồ Yên Hòa, tôi cảm nhận được vẻ đẹp, thấy được nhịp sống sôi động của thành phố chính là đây. Và tôi đã chọn góc chụp để ghi lại hình ảnh đẹp qua ống kính của mình. Với tôi, giải thưởng không quan trọng bằng mình đã cống hiến cho người xem những hình ảnh đẹp, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ”.

Xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại

Cùng với cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật, từ ngày 22/12/2013, Thành ủy, UBND thành phố cũng đã phát động cuộc thi viết “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị”. Sau 6 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được trên 24.700 bài dự thi thuộc 49 chi, Đảng bộ cơ sở và các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy. Là cuộc thi có quy mô lớn, thành phần và đối tượng tham gia phong phú, đa dạng ngành nghề, lứa tuổi, các tầng lớp nhân dân nên các bài dự thi đã phản ánh đa dạng, rõ nét việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn; thể hiện niềm tự hào trước sự đổi thay của thành phố, những thành quả đã đạt được trong việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh.

Đồng thời, nhiều bài viết cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế và đưa ra ý kiến đóng góp rất thiết thực để thực hiện hiệu quả nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Cuộc thi thành công đã tạo chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức, lối sống lành mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII.

Là bài viết được đánh giá xuất sắc nhất, dày gần 500 trang với những hình ảnh minh họa, tư liệu sống động, bài viết công phu, nội dung sâu sắc, đưa ra được những đề xuất, giải pháp hay, bài dự thi của tác giả Phạm Anh Tuấn đến từ Đảng bộ Công an tỉnh đã xuất sắc giành giải Nhất. Là đơn vị có nhiều bài dự thi chất lượng nhất, Đảng bộ Công an tỉnh Yên Bái đã giành được giải Đặc biệt tập thể của cuộc thi.

Đánh giá về hai cuộc thi, đồng chí Vũ Đình Bế - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho biết: “Ban tổ chức đánh giá cao và trân trọng những tình cảm, trách nhiệm xã hội của đội ngũ các văn nghệ sỹ. Đó là sự lao động nghệ thuật hết sức nghiêm túc, góp phần làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố. Sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình và trách nhiệm cao của các thí sinh trong cuộc thi viết “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” đã góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Hai cuộc thi đã khép lại nhưng hình ảnh về một thành phố Yên Bái với bề dày lịch sử hào hùng, một đô thị văn hóa, văn minh, phát triển không ngừng, hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước sẽ còn đọng lại mãi trong lòng đông đảo công chúng của thành phố, của tỉnh Yên Bái và các tỉnh bạn”.

Hai cuộc thi đã có một sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành động lực và khơi dậy niềm tự hào để mỗi người dân thêm yêu, thêm tự hào về thành phố Yên Bái anh hùng - một thành phố văn minh, thân thiện và đậm nét đặc trưng sinh thái của “một thành phố trong rừng - rừng trong thành phố” trong tương lai không xa.

Thanh Chi - Mạnh Cường

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw