“Tiếp lửa” bảo tồn di sản văn hóa

YBĐT - Văn Chấn có địa bàn rộng lớn, đông dân, nhiều dân tộc có lịch sử cư trú từ lâu đời và giữ vị trí quan trọng nơi cửa ngõ vừng Tây Bắc. Vì vậy, nơi đây được coi là một vùng đất mang đậm dấu ấn lịch sử và hội tụ những sắc màu văn hóa các dân tộc Yên Bái.

Từ lâu, địa phương luôn đề cao vai trò, trách nhiệm trong bảo tồn các giá trị lịch sử cũng như vốn văn hóa rất độc đáo và đa dạng ở địa phương với mục tiêu bảo tồn các cứ liệu khoa học nhân văn, bảo tồn và phát triển nét đẹp của văn hóa tộc người. Bảo tồn những giá trị này cũng được coi như một tiềm năng hướng tới phát triển kinh tế du lịch…

Trên tinh thần đó, từ khi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ra đời, Văn Chấn đã tập trung quán triệt trong cán bộ, đảng viên và tuyên truyền sâu rộng tới mọi người dân về mục đích, nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng người, từng gia đình, tập thể và cộng đồng.

Để Nghị quyết triển khai có hiệu quả, huyện đã ban hành Kế hoạch số 10-KH/HU ngày 14/10/1998 về triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. Nhiều hội nghị học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đến cán bộ chủ chốt và  nhân dân đã được triển khai.

 Đồng thời, huyện đã xây dựng một số đề án theo tinh thần của Nghị quyết này như: vận động đồng bào Mông của huyện thực hiện đổi mới tập quán trong việc cưới, việc tang theo nếp sống văn minh; Đề án Tuyên truyền giáo dục lối sống, đạo đức trong gia đình; Đề án nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ, xếp hạng các di tích… Riêng với những đề án liên quan đến công tác nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ di tích, di sản văn hóa, kể từ khi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII được ban hành đến nay, Văn Chấn được coi là một điểm sáng.

Đối với di tích, từ năm 2000 đến nay, huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu hàng chục di tích. Kết quả, đã xếp hạng được khá nhiều di tích trên địa bàn, trong đó nổi bật là 2 di tích lịch sử cấp quốc gia gồm Di tích lịch sử đèo Lũng Lô và Di tích lịch sử trụ sở Khu ủy Tây Bắc. Các di tích lịch sử cấp tỉnh tiêu biểu như di tích thành Viềng Công, Di tích đồn lũy Đại Lịch, Di tích lịch sử đình Bằng Là, Di tích văn hóa Nậm Tốc Tát, Di tích chùa Trần ở Phù Nham, di tích cây chè tổ ở Suối Giàng…

Bảo tồn văn hóa phi vật thể cũng đặc biệt được coi trọng. Nhiều năm qua, Văn Chấn tuy còn gặp nhiều khó khăn về đời sống kinh tế nhưng huyện đã rất tích cực động viên nhân dân tập trung duy trì nhiều loại hình văn hóa dân gian các dân tộc, điển hình như nghi lễ Cấp sắc của người Dao. Việc bảo tồn nghi lễ này đã giúp các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến địa phương tập trung nghiên cứu chuyên sâu và xếp hạng nghi lễ Cấp sắc của người Dao đỏ Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Nhiều nghi lễ cầu mùa của các dân tộc cũng được phục dựng lại như nghi lễ “tăm khảu mảu” tức là cúng cơm mới của người Tày; lễ cầu mưa, lễ cúng bản, cúng rừng, cúng vía trâu, lễ hội Lồng tồng (khai mùa) của người Thái, Mường; lễ cầu mùa, tục cúng thuồng luồng cầu mưa của người Khơ Mú, tục múa mỡi của người Mường; cúng vía lúa, cúng ma rừng, tết nhảy của người Dao; cúng cây chè tổ của người Mông.

Bên cạnh việc phục dựng các nghi lễ tâm linh trong nghi thức cầu mùa, huyện Văn Chấn cũng phục dựng một số nghi lễ khác như nghi lễ cưới hỏi truyền thống, lễ hội mùa xuân của đồng bào Mông ở xã Suối Giàng; cúng vía cho người già, trẻ nhỏ, cúng nhà mới; bảo tồn nét đẹp của tục tắm suối khoáng ở các xã: Sơn Thịnh, Sơn A, Tú Lệ; bảo tồn dân ca, dân nhạc, các môn thể thao của nhiều dân tộc.

Những nghi lễ được bảo tồn sẽ là cơ hội tốt nhất để chúng ta nhận diện nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Nét văn hóa đó thể hiện sự  khao khát vươn tới một cuộc sống no ấm và bình yên của người dân từ thuở xa xưa. Để đạt được mong muốn đó, con người đã bày tỏ sự ứng xử bằng tấm lòng thành kính, tâm linh với thiên nhiên như trời, đất, thần rừng, thần sông suối, thần linh, thổ địa làng bản; xây dựng lối sống thành kính với tổ tiên và sự tôn trọng lẫn nhau giữa con người với con người trong một cộng đồng. Nói một cách khác là con người đã bày tỏ sự dung hòa giữa các hạt nhân của vũ trụ theo quan niệm của nhiều dân tộc (gồm trời - đất, thần linh, tổ tiên, con người) để cuộc sống luôn phát triển như mong muốn.

Những nỗ lực trong bảo tồn di tích, di sản văn hóa của Văn Chấn đã tiếp lửa cho người dân tôn vinh truyền thống và lịch sử đấu tranh xây dựng, bảo vệ đất nước từ xa xưa. Người dân ngày càng thấy rõ hơn sự độc đáo, đặc sắc của di sản văn hóa các tộc người để trân trọng, gìn giữ các giá trị chân - thiện - mỹ, vừa làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú vừa trở thành động lực xây dựng nhân tố con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Hoàng Nhâm

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

fb yt zl tw