16 thí sinh chính thức vào “nhà chung” VietNam’s Next Top Model 2014

Mười sáu thí sinh xuất sắc vượt qua bốn phần thi căng thẳng (thi catwalk trong trang phục tự chọn, thi hình thể với trang phục đồ bơi, thi trả lời phỏng vấn với ban giám khảo, thi kỹ năng tạo dáng trước ống kính) và vượt qua hàng ngàn thí sinh khác đã chính thức lọt vào “ngôi nhà chung” Vietnam’s Next Top Model 2014.

Theo ban tổ chức đánh giá, các thí sinh vào nhà chung năm nay không chỉ có chiều cao đạt chuẩn quốc tế mà còn có cá tính thú vị và tạo được dấu ấn mạnh mẽ ngay từ vòng sơ tuyển, từ Quỳnh Châu - “lucky model” của Project Runway, cho đến chàng nông dân điển trai Phạm Công Toàn, hay cô gái giàu nghị lực giảm 10kg để tham gia chương trình Trần Yến Nhi, thủ khoa Đại học Ngoại thương Tiêu Ngọc Linh. Đặc biệt, “quý ông cao kều” 1,93m Đặng Văn Hội cũng có mặt…

Đặc biệt, việc siêu mẫu Xuân Lan quay trở lại đảm nhận vai trò người dẫn chương trình (host) và chuyên gia đào tạo người mẫu nổi tiếng Australia Adam Williams tiếp tục tham gia với vai trò giám khảo kiêm cố vấn chuyên môn cũng góp phần giúp cuộc thi năm nay có “sức nặng” hơn.

Đồng hành cùng Xuân Lan và Adam Williams trên "ghế nóng” còn có chuyên gia trang điểm Nam Trung, Tổng biên tập tạp chí F-Fashion - bà HươngColor.

Ban tổ chức cho biết thêm, hiện tại, các thí sinh đã chính thức bước vào "ngôi nhà chung" và bắt đầu trải qua những thử thách đầu tiên của chương trình./.

Danh sách thí sinh bao gồm:

1. Chế Nguyễn Quỳnh Châu (cao 1,75m, đến từ Thành phố Hồ Chí Minh)
2. Nguyễn Thị Thanh Tuyền (cao 1,79m, đến từ Thành phố Hồ Chí Minh)
3. Phạm Công Toàn (cao1,86m, đến từ Đồng Nai)
4. Lê Đăng Khánh (cao 1,86m, đến từ Thành phố Hồ Chí Minh)
5. Trần Yến Nhi (cao 1,77m, đến từ Thành phố Hồ Chí Minh)
6. Phạm Duy Anh (cao 1,89m, đến từ Hà Nội)
7. Tiêu Ngọc Linh (cao 1,78m, đến từ Hà Nội)
8. Đặng Văn Hội (cao 1,93m, đến từ Thái Bình)
9. Nguyễn Thị Oanh (cao1,80m đến từ Quảng Ninh)
10. Hồ Văn Năm ( cao 1,79m, đến từ Nghệ An)
11. Lê Đức Anh (cao 1,86m, đến từ Hà Nội)
12. Tạ Quang Hùng (cao 1,90m, đến từ Gia Lai)
13. Lê Thị Kim Dung (cao 1,77m, đến từ Hà Nội)
14. Cao Thị Ngân (cao 1,75m đến từ Kiên Giang)
15. Phạm Tấn Khang (cao 1,85m, Việt kiều Mỹ)
16. Nguyễn Văn Thắng (cao 1,79m, Việt kiều Đức)

(Theo TTXVN)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Góp phần gìn giữ điệu Khắp cọi cho quê hương

Góp phần gìn giữ điệu Khắp cọi cho quê hương

Ở xã Mường Lai, tỉnh Lào Cai, Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Quang Nhạn được biết đến là người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Tày, đặc biệt là Khắp cọi. Không chỉ đóng góp trong việc truyền dạy, lưu giữ văn hóa dân tộc, ông còn xây dựng, củng cố và phát triển phong trào văn hóa - văn nghệ ở địa phương.

Như đóa hướng dương

Như đóa hướng dương

Tôi gặp Phạm Ngọc Phương Thảo (phường Yên Bái, tỉnh Lào Cai) vào một ngày tháng Bảy rực nắng. Hành trình cô gái này đi qua thật không dễ dàng. Trên hành trình đó có đau đớn, xót xa, những phút giây mong manh giữa lằn ranh sinh tử, song cũng có hạnh phúc, ngọt ngào. Câu chuyện cảm động đó được Thảo kể lại trong cuốn sách “Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” đã lấy không ít nước mắt của độc giả và truyền cảm hứng cho nhiều người.

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

fb yt zl tw