Vương miện của Hoa hậu Việt Nam 2014 đạt kỷ lục Guiness

Ban tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 công bố phiên bản vương miện mới trị giá 2,5 tỷ đồng và được xác nhận lập kỷ lục Việt Nam- vương miện đính viên ngọc trai trống đồng lớn nhất và có nhiều viên ngọc trai tự nhiên nhất.

Sáng 20/10, tại Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 họp báo lần thứ hai sau khi kết thúc vòng sơ khảo khu vực phía Bắc (19/10). Ban tổ chức cũng công bố phiên bản vương miện mới, được xác nhận lập kỷ lục Việt Nam.

Theo ban tổ chức, đây là vương miện đính viên ngọc trai trống đồng lớn nhất và có nhiều ngọc trai tự nhiên nhất. Vương miện đính viên ngọc trai trống đồng độc quyền của ngọc trai Hoàng gia và 18 viên ngọc trai tự nhiên quý hiếm được sưu tầm 10 năm nay.

Các nghệ nhân đã khắc họa hình ảnh hoa sen lên vương miện, với chất liệu vàng trắng và 1.000 viên kim cương tự nhiên, cùng nhiều hoa văn. Được biết, vương miện trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo, ông Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, cùng nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn, thực hiện nghi thức ra mắt vương miện Hoa hậu Việt Nam phiên bản 2014 trước báo giới, và đọc giấy chứng nhận xác lập kỷ lục của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 20/10.

Hiện tại, người đẹp vinh dự được đội vương miện kỷ lục này vẫn là ẩn số.

Ban tổ chức cho biết vòng chung khảo phía Bắc diễn ra từ ngày 20-23/10 tại Hà Nội

Ban tổ chức cho biết vòng chung khảo phía Bắc diễn ra từ ngày 20-23/10 tại Hà Nội

Ông Lê Xuân Sơn cho biết, cuộc thi năm nay có sự tham gia của hơn 1.000 thí sinh. Qua sơ loại, ban tổ chức chọn 230 thí sinh vào vòng sơ khảo khu vực phía Nam và Bắc. Các thí sinh năm nay số lượng không chỉ đông hơn mà chất lượng cũng đồng đều, đa dạng vùng miền cũng như trình độ học vấn.

Ngày 19/10, vòng sơ khảo phía Bắc diễn ra tại Hà Nội, chọn ra 40 thí sinh tham gia chung khảo. Vòng chung khảo khu vực phía Bắc diễn ra từ ngày 20 đến 23/10/2014 tại Làng Văn hóa - Du lịch Nắng Sông Hồng (nằm trên bờ sông Hồng, gần cầu Chương Dương, thuộc Phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội).

Đêm chung khảo khu vực phía Bắc diễn ra lúc 19h30, ngày 23/10, tại sân khấu của Làng Du lịch & Văn hóa Nắng Sông Hồng, kéo dài gần 3 tiếng, sẽ khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống (sân khấu, trang phục, chất liệu âm nhạc...), với sự tham gia của các ca sĩ Mỹ Linh, Hoàng Hải, Lưu Hương Giang, nhóm Oplus; đạo diễn Hoàng Nhật Nam. Chương trình được ghi hình và phát trên VTV6 Đài Truyền hình Việt Nam tối 25/10/2014.

Hoa hậu Ngọc Hân

Hoa hậu Ngọc Hân

Á hậu Thụy Vân

Á hậu Thụy Vân

Á hậu Tú Anh

Á hậu Tú Anh

Cũng tại buổi họp báo, danh tính ban giám khảo cuộc thi được tiết lộ bao gồm: Tiến sĩ - Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số & Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế; Tổng biên tập báo Gia đình & Xã hội - Trưởng Ban Giám khảo; Hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân; Nhà biên đạo múa Trần Ly Ly - Phó hiệu trưởng Trường múa TPHCM; Nhà nhân trắc học, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Diệp Linh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Nhà thơ Hữu Việt - Phó trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ, báo Nhân Dân.

Giải thích lý do vì sao lựa chọn Hoa hậu Ngọc Hân làm giám khảo mà không phải một cựu Hoa hậu Việt Nam nào khác? Ông Lê Xuân Sơn cho biết đó là sự lựa chọn phù hợp vì Hoa hậu Ngọc Hân là một trong những cựu Hoa hậu hoạt động xã hội tích cực sau khi đăng quang. Và theo ông thì các thành viên ban giám khảo đều là những người có trình độ học vấn, tầm văn hóa và uy tín trong xã hội…

Một số hình ảnh Á hậu Thụy Vân, Á hậu Tú Anh và Hoa hậu Ngọc Hân trước buổi họp báo
Một số hình ảnh Á hậu Thụy Vân, Á hậu Tú Anh và Hoa hậu Ngọc Hân trước buổi họp báo
Một số hình ảnh Á hậu Thụy Vân, Á hậu Tú Anh và Hoa hậu Ngọc Hân trước buổi họp báo

Một số hình ảnh Á hậu Thụy Vân, Á hậu Tú Anh và Hoa hậu Ngọc Hân trước buổi họp báo

(Theo Dân Trí)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

fb yt zl tw