Nhà văn của nghĩa tình quê núi

YBĐT - Đi qua 2/3 chặng đường đời với 30 năm cầm bút, nhà văn Hà Lâm Kỳ đã mang đến cho bạn đọc nhiều tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn mang hơi thở của núi rừng quê hương và đậm chất nhân văn. Ông cũng đã giành nhiều giải thưởng của Trung ương, địa phương.

Quê hương yêu dấu của Hà Lâm Kỳ chính là vùng quê Đại Lịch -Văn Chấn giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Vẫn còn đó đèo Din - nơi người anh hùng trẻ tuổi Hoàng Văn Thọ cướp súng giặc rồi hy sinh… Vẫn còn đó rừng Phắc Nam, rừng Đồng Lở… nơi Huyện bộ Việt minh Văn Chấn đóng quân năm xưa, được nhân dân Đại Lịch che chở và giúp sức làm nên những trận đánh khiến thực dân Pháp phải khiếp sợ. Vẫn còn đó mái trường xưa nơi ông ngập ngừng vào lớp 1 để rồi trở thành nhà văn của thiếu nhi miền núi, nhà văn hóa dân tộc thiểu số. Mỗi lần trở lại mái trường yêu dấu, ông không khỏi bồi hồi, xúc động và vui nhất là vẫn được gặp người thầy năm xưa - người đã nhen nhóm trong ông tình yêu với văn chương.

Mỗi chuyến trở về quê hương là thêm một lần Hà Lâm Kỳ tìm về những kỉ niệm từ thuở ấu thơ, để được nghe lại những câu dân ca đượm nghĩa đượm tình, những câu chuyện cổ tích như lời ngàn xưa còn vọng mãi, để gặp lại những con người đã đi vào các trang viết của ông. Thời gian xoay vần, biến đổi, dù người còn, người mất nhưng tình cảm thì sống mãi. Cha là người đã tạo mọi điều kiện để ông được học hành đến nơi đến chốn dù những tháng ngày đó đang chiến tranh vô cùng ác liệt. Còn bà nội là người đã hun đúc, nuôi dưỡng nên tâm hồn một nhà văn Hà Lâm Kỳ nặng nghĩa nặng tình bằng những câu ca ru hời, bằng những sự tích bà kể hằng đêm bên bếp lửa. Ngôi nhà sàn thân thương gắn bó suốt thời thơ ấu giờ cũng không còn nhưng trong tâm khảm, kí ức của ông, ngôi nhà sàn với từng góc sân, gốc cây thân quen vẫn luôn nguyên vẹn.

Cùng nhà văn trở lại quê hương ông vào đúng mùa gặt mới thấy vẻ đẹp của làng quê miền núi trong sắc màu rộn rã, ấm no của cuộc sống nông thôn vùng cao. Bao nhiêu kỉ niệm với quê hương được ông chia sẻ trong tác phẩm “Làng nhỏ”. Nào chuyện đi bắt cá ở suối làng, chuyện trèo cây hái quả, chuyện chơi đùa dưới gốc cây đa ở đình làng. Dù đã về quê rất nhiều lần nhưng lần nào ông cũng tìm lại kỉ niệm, gặp những người quen. Họ không chỉ là bậc cha chú, là những người bạn từ thuở thiếu thời ghi dấu cùng ông bao kỉ niệm mà ít nhiều đều thành nguyên mẫu trong tác phẩm của ông.

Mỗi lần về quê, ông không quên đến thăm cụ bà Hà Thị Chuyên - vợ chưa cưới của liệt sĩ Hoàng Văn Thọ - cũng là nguyên mẫu nhân vật Thảo trong truyện dài “Kỉ vật cuối cùng” - tác phẩm đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 và được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học địa phương tỉnh Yên Bái. Cụ Hà Thị Chuyên đã gần 90 tuổi và cũng đã gần 70 năm sau ngày anh hùng trẻ tuổi Hoàng Văn Thọ hy sinh nhưng cụ bà vẫn gìn giữ nguyên vẹn tấm áo kỉ vật anh Thọ đã trao trước khi tham gia trận đánh đèo Din. Đó là lần gặp cuối cùng, lần hẹn ước cuối cùng nhưng với cụ Chuyên, tình cảm thiêng liêng ấy không bao giờ phai nhạt. Vẫn nguyên vẹn nỗi xúc động và tiếc thương mỗi lần cụ kể về lần chia tay ấy. Và giờ đây, qua những trang viết của nhà văn Hà Lâm Kỳ, câu chuyện về người anh hùng trẻ tuổi của quê hương được nhiều thế hệ bạn đọc biết đến và trân trọng.

Niềm vui lớn không chỉ đối với nhà văn Hà Lâm Kỳ mà còn là niềm tự hào chung là giờ đây nơi quê ông đã có ngôi trường mang tên người anh hùng tuổi trẻ của quê hương như một sự ghi dấu tình cảm và công lao của thế hệ cha ông đã ngã xuống cho hòa bình, hạnh phúc của đất nước hôm nay. Lịch sử ngôi trường THCS Hoàng Văn Thọ gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Đại Lịch và lòng hiếu học của lớp lớp thế hệ học sinh nơi đây. Nhà văn Hà Lâm Kỳ luôn cảm thấy tự hào khi ông là một trong số không nhiều học sinh những năm đầu tiên của trường. Ngoài ngôi trường mang tên Hoàng Văn Thọ còn có nhà lưu niệm lưu giữ những kỉ vật về anh, về trận đánh đèo Din năm xưa… Đó là những tư liệu lịch sử vô giá giúp nhà văn Hà Lâm Kỳ hoàn thành cuốn sách “Kỉ vật cuối cùng”. Có thể nói, chính những ân tình sâu nặng của quê hương xứ sở đã góp phần lớn làm nên tên tuổi nhà văn Hà Lâm Kỳ hôm nay.

Đến thăm căn phòng nhỏ của nhà văn Hà Lâm Kỳ, mới thấy ông trân trọng và yêu quý văn chương đến nhường nào. Từng tác phẩm, từng bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc quý giá được ông sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, có chú thích như góc thư viện nhỏ. Với nhà văn, tài sản vô giá ngoài tình cảm gia đình, người thân, bạn bè thì tủ sách là bao tâm tư, tình cảm gửi gắm và gìn giữ cho con cháu đời sau. Những lúc suy tư, ông thường ngắm lại những tấm ảnh đã ngả màu thời gian, soi mình vào đó mà ngẫm để rồi bật ra ý tưởng cho tác phẩm mới.

Kỉ niệm sâu sắc ông luôn trân trọng là “5 lần được về bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. “Mỗi lần, dù là về thăm, về làm việc với tư cách người sưu tầm tư liệu lịch sử hay đưa các đoàn thiếu nhi, học sinh về chúc thọ Đại tướng là một lần vinh dự và có thêm những kỉ niệm hết sức sâu sắc và thiêng liêng.” Nhiều khoảnh khắc với người thầy, với bạn bè văn chương, người thân trong gia đình… đều được ông trân trọng lưu giữ bởi đó là quá khứ, là tình cảm quý giá đối với ông.

Những khoảnh khắc đó sau này có thời gian, ông đã kể lại trong cuốn sách “Gặp và ghi”, như “Phạm Hổ giúp tôi sửa thơ”; “Được Huy Cận tặng thơ trên máy bay”; “Thầy tôi - Nhà văn Vi Hồng”; “Anh tôi, nhà giáo Hà Văn Định”… Đặc biệt, ông vô cùng trân trọng những kỉ vật ghi lại năm tháng gắn bó với chiến trường như chiếc ba lô đã cũ sờn, chiếc bát sắt ăn cơm, bi-đông đựng nước… nhưng chứa đựng vô vàn tình cảm, kỉ niệm của ông.

Tiểu thuyết “Vượt rừng” hoàn thành tháng 1 năm 2003 nhân kỉ niệm 30 năm ngày vào chiến trường đã tái hiện những kỉ niệm không chỉ của riêng ông mà còn là món quà “kính tặng đồng đội 3005 - những người đã hy sinh, những người còn sống trở về sau tháng năm dài đánh Mỹ…” Tiểu thuyết “Vượt rừng” mô tả cuộc hành quân của tiểu đoàn 4 mang phiên hiệu Đoàn 3005 bắt đầu từ Đại Từ - Thái Nguyên đi Hà Nội, vào Nam với bao kỉ niệm vui buồn đáng nhớ. Đó luôn là những ký ức sống mãi trong ông, tiếp thêm sức mạnh cho ông sống và viết để tri ân đồng đội.

Không chỉ là nhà văn của thiếu nhi miền múi với các tác phẩm: “Kỉ vật cuối cùng”, “Gió Mù Cang”, “Những đứa con lên núi”, “Con trai bà chúa Nả”, “Ông tướng Bọ ngựa”, “Quả nhạc xòe của mẹ”, “Áo chàm chân núi”..., Hà Lâm Kỳ còn là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian các dân tộc trên quê hương Yên Bái.  Phải kể đến các tác phẩm: “Mỗi nét hoa văn”, “Từng vuông thổ cẩm”, “Một góc nhìn”, “Lời bình sau cổ tích”, “Minh Khương và tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Mông”...

Là một nhà văn, đồng thời là một người làm văn hóa nên Hà Lâm Kỳ luôn trăn trở với việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa các dân tộc; làm sao để gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đích thực. Đó là các bài nghiên cứu: “Về văn hóa dân gian Yên Bái”; “Tục cưới hỏi của người Dao quần trắng”; “Tập quán về quan hệ xã hội của người Tày”; “Người Mường ở Yên Bái”; “Lễ đón Mẹ lúa của người Khơ Mú”; “Yên Bái, đâu là nét văn hóa riêng?”...

Với những đóng góp ấy, Hà Lâm Kỳ đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng như: giải C của Hội Nhà văn Việt Nam cho truyện dài “Kỉ vật cuối cùng” năm 1991; giải C cuộc thi viết về thiếu nhi dân tộc miền núi (tổ chức năm 1994 - 1995); Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng thưởng giải 3 năm 2005 với tác phẩm “Mỗi nét hoa văn”... Được ghi nhận qua nhiều giải thưởng nhưng điều nhà văn Hà Lâm Kỳ trân quý nhất chính là tình cảm với bạn bè văn chương - những người thầy, người bạn, học trò đã cùng ông chia sẻ, đồng cảm tình yêu với cái nghiệp văn chương vốn được ví là “lắm nỗi truân chuyên”.

Hà Lâm Kỳ cũng luôn chú trọng đến việc chăm chút cho lớp trẻ trong dòng họ, gia đình bởi bản thân ông được lớn lên trong tình yêu thương, sự đùm bọc của gia đình, xóm làng, của quê hương miền núi thân thương nên hơn ai hết, ông thấu hiểu những giá trị, vai trò của tình cảm gia đình, quê hương trong việc bồi đắp tâm hồn, tình cảm, nhân cách cho thế hệ trẻ.

Giờ đây, khi đã nghỉ hưu, nhà văn Hà Lâm Kỳ mới có nhiều thời gian dành cho gia đình. Ông thấy mình hạnh phúc khi luôn nhận được sự ủng hộ, động viên của người bạn đời và các con cháu. Đó là động lực và nguồn cảm hứng không nhỏ làm nên các tác phẩm của ông. Hiện tại, nhà văn đang ấp ủ hoàn thành một số tập bản thảo như “Cánh cung đỏ” - viết về lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hương Đại Lịch những năm khánh chiến chống Pháp, “Nàng Han” - viết về nữ tướng vùng Mường Lò đã đứng lên đánh giặc cờ Vàng, “Thủ tục lễ nghi đám tang của người Thái đen”, “Đại Lịch, tìm lại và ghi”… Chắc chắn, với tâm huyết và sự lao động miệt mài, nghiêm túc, nhà văn Hà Lâm Kỳ còn mang đến nhiều tác phẩm đặc sắc mang đậm hơi thở, bản sắc quê hương.

Anh Thư

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

fb yt zl tw