Nghệ sĩ nhân dân Chu Thuý Quỳnh tiếp tục là Chủ tịch Hội Nghệ sỹ múa

Ngày 27/6 tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ 6 - Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam (2015-2020).

Dự Đại hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, lãnh đạo Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam cùng gần 400 nghệ sỹ đại diện cho các nghệ sỹ múa trên toàn quốc.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khoá mới gồm 17 thành viên, Nghệ sỹ nhân dân Chu Thuý Quỳnh tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Hội.

Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận và biểu dương những đóng góp quan trọng của Hội và giới nghệ sỹ múa Việt Nam. Theo Phó Thủ tướng, sau hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, nghệ thuật múa cách mạng đã kế thừa nghệ thuật múa dân tộc truyền thống, gắn với hơi thở thời đại, tiếp thu chọn lọc tinh hoa nghệ thuật múa quốc tế, đã có bước phát triển toàn diện, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các nghệ sỹ múa Việt Nam đã kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật múa truyền thống với nghệ thuật múa đương đại, không làm mờ đi nghệ thuật múa dân tộc mà còn làm múa dân tộc có sức sống mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao, ngày càng phong phú của xã hội.

Kể từ khi Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam được thành lập, các thế hệ nghệ sỹ đã luôn đoàn kết một lòng, hăng say lao động sáng tạo, gìn giữ vun đắp phát triển nghệ thuật múa Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam.

Phó Thủ tướng chia sẻ với những trăn trở của Hội trước thực trạng hoạt động múa tuy có mặt trong hầu hết các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, tổ chức sự kiện, nhưng hoạt động múa biểu diễn chuyên nghiệp vẫn còn trầm lắng, chưa có thật nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Phó Thủ tướng tin tưởng rằng ban lãnh đạo mới của Hội sẽ là hạt nhân, tạo động lực để Hội và giới nghệ sỹ múa nước nhà tiếp tục có những đóng góp quan trọng hơn vào sự phát triển của nghệ thuật múa Việt Nam; đồng thời đề nghị các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cùng cộng đồng luôn đồng hành, cổ vũ và trên hết là tình yêu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Hội và các nghệ sỹ múa hoàn thành sứ mệnh của mình.

Trong 5 năm qua, Ban Chấp hành Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam triển khai hoạt động có hiệu quả cao với chất lượng đội ngũ các thành viên khá đồng đều, Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam kết nạp được 140 hội viên mới, nâng tổng số hội viên đang sinh hoạt lên gần 800 người, sinh hoạt tại 23 chi hội cơ sở.

Hội đã tổ chức 16 trại sáng tác và tập huấn, tổ chức nhiều đợt thâm nhập thực tế giúp các biên đạo, nghệ sỹ có thêm kiến thức và cảm hứng sáng tạo. Hội đồng nghệ thuật bình xét, tài trợ cho 237 tác phẩm, công trình nghiên cứu của 202 tác giả, biên đạo, góp phần cổ vũ, động viên các nghệ sỹ tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị, phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của xã hội.

Với chủ trương “Sáng tác gắn với quảng bá, đưa tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng”, tránh tình trạng lãng phí, đầu tư không có hiệu quả, Ban Thường vụ và Hội đồng Nghệ thuật luôn bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền, quảng bá tác phẩm.

Trong 5 năm qua, Hội đã tổ chức 10 chương trình nghệ thuật với quy mô lớn, huy động diễn viên thuộc 50 đoàn nghệ thuật của Trung ương và địa phương tham gia phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, điểm yếu trong thời gian qua của Hội là hoạt động nghiên cứu lí luận phê bình vẫn gặp nhiều khó khăn bất cập do đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu không nhiều. Mặt khác do công tác quy hoạch đào tạo và một số cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa thu hút được đội ngũ làm công tác nghiên cứu lý luận.

Trong nhiệm kỳ 6, Hội tiếp tục thực chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, vận động hội viên tham gia sáng tác, quảng bá tác phẩm về chủ đề này và đề tài chiến tranh cách mạng giai đoạn 1930-1975 nhằm tạo ra nhiều tác phẩm, công trình có chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao, phục vụ kịp thời đời sống tinh thần của nhân dân.

Trong nhiệm kỳ 6, Ban Chấp hành xác định hoạt động nghiên cứu lý luận là khâu then chốt cần quan tâm đầu tư nhiều hơn, nâng mức tài trợ đặt hàng cao hơn để động viên các tác giả có nhiều công trình nghiên cứu lý luận phê bình có giá trị.

Để nâng cao hơn chất lượng tài năng trẻ, Hội sẽ phối hợp với các trường nghệ thuật mở các lớp tập huấn diễn viên, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

                                                     (Theo TTXVN)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw