Ra mắt ấn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm và Quốc ngữ
- Cập nhật: Thứ tư, 25/11/2015 | 8:13:57 AM
In song đôi chữ Quốc ngữ và chữ Nôm Truyện Kiều là ấn bản đặc biệt kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du.
Ẩn bản “Truyện Kiều” bằng chữ Nôm và Quốc ngữ.
|
Ngày 24/11, Nhà xuất bản Trẻ, Ban Văn bản “Truyện Kiều” thuộc Hội Kiều học Việt Nam đã chính thức ra mắt mắt ấn bản “Truyện Kiều” mới nhất do Ban Văn bản “Truyện Kiều” hiệu khảo, chú giải. Đây cũng là ấn bản đặc biệt kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du.
In song đôi chữ Quốc ngữ và chữ Nôm cùng những khảo dị và chú giải được cho là theo tinh thần hiện đại, ấn bản này là tâm sức làm việc nhiều năm của nhà nghiên cứu Hán – Nôm Thế Anh, Nguyễn Khắc Bảo, cố giáo sư Nguyễn Văn Hoàn, các nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Khóa, Vũ Ngọc Khôi, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, GS Trần Đình Sử và nhà thơ Vương Trọng. Đơn vị xuất bản cũng cho biết, ấn bản mới này là văn bản “Truyện Kiều” vừa hướng đến tầm nguyên, vừa tôn trọng kinh nghiệm tiếp nhận tác phẩm trong gần 2 thế kỷ qua.
Văn bản cũng đã phục nguyên hơn 400 chữ so với các bản Kiều thông dụng. Tuy chưa theo hướng tập chú đê tái hiện các tiếp nhận trong hai trăm năm song đã tiếp cận những cách hiểu mới nhất. Tuy chưa làm được khảo dị bằng chữ Nôm nhưng những người thực hiện đã khảo dị và khảo đồng bằng âm đọc của trên 12 văn bản Nôm và Quốc ngữ cổ. Ấn phẩm in trên giấy xốp nhẹ và các minh họa được sưu tầm từ nhiều văn bản Kiều cổ.
(Theo VOV)
Các tin khác
Ngày 23/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Vietnam Heritage tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2015.
Tối 23-11, cuộc thi nghệ thuật sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc- 2015, do UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức đã bế mạc tại Nhà hát Cao Văn Lầu, TP Bạc Liêu.
Tối 23-11, đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội đã diễn ra lễ kỷ niệm 70 thành lập Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) 1945 – 2015 với chủ đề “UNESCO - 70 năm thành lập và phát triển”.
Đây là trường hợp đầu tiên trên thế giới đưa hồ sơ báo cáo trình UNESCO đưa di sản ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp.