Độc đáo tục treo tranh của người Dao Nậm Lành

YBĐT - Với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình mạnh khỏe mỗi khi năm hết tết đến, cùng với việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm và các vật dụng phục vụ cho dịp tết Nguyên đán thì người Dao xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn còn tìm đến thầy cúng để nhờ vẽ tranh mới cho gia đình mình.

Người chủ gia đình phải mang lễ đến nhà thầy cúng để nhờ thầy xem giúp tuổi của mình hợp với ngày nào trong tháng. Thầy mo sẽ chọn ngày phù hợp với tuổi của gia chủ, sau khi cúng lễ xong thì tiến hành vẽ tranh.

Theo ông Lý Hữu Vượng - Nghệ nhân vẽ tranh trong xã, thì từ thời xa xưa, trên bàn thờ của mỗi gia đình người Dao đều có những bức tranh mang nội dung riêng biệt. Tranh thờ khác nhau cả nội dung, hình thức và kích thước tùy thuộc vào gia chủ giàu hay nghèo. Những bức tranh được các nghệ nhân dùng những ký tự riêng để vẽ vua và các thần gồm: Thần Ngọc Thanh (Tồ tác) là ông thần coi giữ bầu trời, thần Thượng Thanh (Lềnh pú) là ông thần coi giữ mặt đất, thần Thái Thanh (Lềnh sị) - ông thần coi giữ âm phủ… Đây là các vị thần linh thiêng mà khi thờ cúng luôn được đặt cao hơn tất cả các thần khác.

Theo quan niệm của người Dao xã Nậm Lành, khi những bức tranh thờ đã cũ, hoặc con cháu ra ở riêng và làm nhà mới thì người chủ gia đình đều phải nhờ thầy vẽ lại tranh mới. Có như vậy thì vua và các thần mới phù hộ, che chở cho gia đình có cuộc sống bình an và làm ăn phát đạt, con cháu không bị ốm đau bệnh tật. Khi các bức tranh được vẽ xong, gia chủ chuẩn bị lễ đến để trả tiền giấy và trả công thầy cúng, lễ vật tùy thuộc vào kinh tế và tấm lòng của gia chủ mà lợn, gà to hay bé để “rửa mặt” và “mở mắt” cho tranh.

Sau đó thầy cúng chọn ngày để mang tranh đến tận nhà gia chủ và làm thủ tục treo tranh mới cho gia chủ. Mâm lễ cúng treo tranh mới hay còn gọi là Lễ Khai quang của người Dao ở Nậm Lành gồm: một chén nước lã, một bát hương, 5 chén rượu trắng...

Đến 1 giờ sáng, thầy mo bắt đầu tiến hành làm lễ cúng: báo cáo với các thần linh và ông bà tổ tiên; thần rừng, thần núi... cầu mong phù hộ cho con cháu một năm mới có sức khoẻ, có cơm no áo ấm, thóc lúa đầy nhà, lợn gà đầy chuồng… Tất cả các thủ tục, từ mổ lợn đến cúng và treo tranh của người Dao ở đây đều được diễn ra trong đêm. Khi trời sáng thì bắt buộc mọi việc phải được hoàn tất. Đến lúc mặt trời lên, gia đình hạ cỗ và nấu nướng cho bữa tiệc mừng tranh mới. Lúc này bạn bè và bà con lối xóm mới đến chúc mừng và chúc phúc cho gia chủ.

Tuy nhiên, theo như chia sẻ của ông Lý Kim Kinh - Bí thư Đảng ủy xã, thì ngày nay, khi cuộc sống đang dần đổi thay nhiều gia đình, nhất là lớp trẻ cũng không còn chú trọng tới việc giữ gìn và phát huy những bản sắc riêng biệt của đồng bào, bởi vậy việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào người Dao nơi đây rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các sở ban ngành, bên cạnh đó cũng cần chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về việc giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các buổi truyền thông, chương trình ngoại khóa trong các trường học. Có  như vậy mới không bị mai một những bản sắc riêng có của đồng bào.

Tục treo tranh của người Dao Nậm Lành vào dịp năm hết, tết đến chính là những nét đẹp văn hoá mang đậm tính nhân văn, phản ánh chân thực cuộc sống tín ngưỡng tâm linh của đồng bào, đồng thời thể hiện khát vọng vươn tới một cuộc sống ấm no thịnh vượng, hạnh phúc trong cộng đồng dân tộc của xã vùng cao này. 

Thanh Tân

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

fb yt zl tw