Mộc mạc mà sâu lắng trong “Cây anh trồng” của Hà Ngọc Anh

YBĐT - "Trông cây lại nhớ đến người" vốn là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Có lẽ xuất phát từ một đất nước nông nghiệp, cái mà thế hệ trước để lại cho đời sau thường là đất đai, cây trái nên cây với người đang sống không chỉ là của cải mà còn là kỷ vật.

Cây mít anh trồng trước lúc đi xa
Em thường kiếm lá rơi làm con trâu “nghé ọ”,
Mẹ ngóng đợi mỗi ngày anh về hái quả

Cây cao lớn dần
Lưng mẹ còng thêm.

Nay em về dâng mẹ tuần nhang
Nhà đã khác
Cây vườn cũng lạ  

Chỉ gốc mít già còn đó
Quả trĩu cành
Đơm mong nhớ lên cây...

"Trông cây lại nhớ đến người" vốn là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Có lẽ xuất phát từ một đất nước nông nghiệp, cái mà thế hệ trước để lại cho đời sau thường là đất đai, cây trái nên cây với người đang sống không chỉ là của cải mà còn là kỷ vật.

Ở Hà Ngọc Anh, nhà thơ cũng thường mượn cây để gợi về người đã khuất. Khi nói về người cha đã mất trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tác giả chọn cây dừa làm biểu tượng: "Cha hi sinh đúng mùa cây bói quả/ Những chùm dừa giấu nỗi buồn sau lá/ Cứ vàng dần xô dạt rụng trên ao...". Và với người anh hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì nỗi nhớ lại là cây mít anh trồng.

Bài thơ mở đầu thật tự nhiên "Cây mít anh trồng trước lúc đi xa". Như bao chàng trai trước lúc lên đường vào chiến trường, người tranh thủ sửa mái nhà gianh mòn cho mẹ già, người đắp lại mảng bờ ao sạt lở sau trận mưa rào hôm trước, còn người anh trong bài thơ đã trồng cây mít gửi lại quê nhà. Vô tình cây mít đã trở thành sợi dây tình cảm gắn kết những người ở lại và người ra đi. Em hồn nhiên vô tư với trò chơi con trẻ “kiếm lá rơi làm con trâu nghé ọ”. Riêng người mẹ tình mẫu tử sâu nặng thì "ngóng đợi mỗi ngày Anh về hái quả". Tất cả đều hướng về anh với nỗi niềm mong ngày đoàn tụ.

Thời gian cứ trôi, cây và người đều có thay đổi "Cây cao lớn dần/Lưng mẹ còng thêm". Sử dụng khéo léo cặp hình ảnh đối lập, tác giả như cho ta thấy gánh nặng của sự chờ đợi. Và sự chờ đợi đến mỏi mòn ấy lại dồn cả vào đôi vai người mẹ. Tuổi tác già nua thêm nỗi nhớ con khắc khoải khiến lưng mẹ còng lại còng thêm. Hai câu thơ tách riêng một khổ tạo ấn tượng mạnh, gợi người đọc bao nghĩ suy về sức chịu đựng của những bà mẹ Việt Nam.

Nhưng rồi mọi chờ đợi đã trở nên vô vọng. Con trai không trở về và mẹ già cũng mất. Tình thương nỗi nhớ bây giờ chuyển cả sang người em. Cũng như người anh, lớn lên xa quê kiếm sống, ngày giỗ mẹ mới có dịp hồi hương "Nay em về dâng mẹ tuần nhang/ Nhà đã khác/ Cây vườn cũng lạ". Vẫn đấy mảnh đất ông cha mà cảm giác khác lạ bao trùm. Bởi vì, với thời gian cuộc sống đã có bao biến đổi, ngôi nhà xưa có thể đã xây mới, mảnh vườn xưa giờ đã trồng lắm loại cây. Nhưng cái chính là vắng bóng mẹ, bóng anh. Nỗi buồn khôn tả trở thành niềm day dứt trong lòng người sống. Mượn sự vật nói hộ nỗi lòng, Hà Ngọc Anh khá thành công trong sử dụng phương thức tả cảnh ngụ tình của thơ truyền thống.

Và một cái kết thật độc đáo, có hậu. Riêng cây mít vẫn hiện hữu, có sự đơm hoa kết trái: "Chỉ gốc mít già còn đó/ Quả trĩu cành/ Đơm mong nhớ lên cây...". Cây mít - "gốc mít già còn đó" "đơm mong nhớ lên cây" trở thành biểu tượng bất biến của niềm thương nỗi nhớ. Cây mít "quả trĩu cành" hay sự hy sinh của người anh và cả người mẹ ở hậu phương nữa đã mang lại độc lập tự do cho đất nước, cuộc sống ấm no cho mọi người. Bài thơ được lập tứ theo diễn biến tình cảm của nhân vật trữ tình với thi liệu là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt mở ra trường liên tưởng thật rộng về một vấn đề lớn của xã hội: sự tri ân đối với những người có công đã khuất.

Thế Quynh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw