“Bom tấn” truyền hình “Người phán xử” lên sóng VTV3 từ 23-3

Tiếp tục loạt phim “Cảnh sát hình sự”, bộ phim được ví như “bom tấn” truyền hình mang tên “Người phán xử” do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) - Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) sản xuất được dự đoán sẽ gây “sốt” trên màn ảnh nhỏ thời gian tới.

Bộ phim “Người phán xử” dài 46 tập, là một bức tranh đa chiều về hành trình chống tội phạm và cuộc chiến giành quyền lực trong giới giang hồ hiện đại. Phim quy tụ dàn diễn viên “khủng” như: NSND Hoàng Dũng, NSƯT Trung Anh, Việt Anh, Hồng Đăng, Bảo Anh, Đan Lê, Bảo Thanh, Lưu Đê Ly…

Đặc biệt, NSƯT Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình tiết lộ, “Người phán xử” là bộ phim đầu tiên được VFC đầu tư, đạt kỹ thuật phim khu vực, thu tiếng đồng bộ, do đó yêu cầu diễn viên phải có giọng nói chuẩn.
 

“Người phán xử” là bộ phim được Việt hóa từ kịch bản phim của Israel với nhiều tình tiết kịch tính, hấp dẫn, song có sự điều chỉnh nội dung một cách uyển chuyển để phù hợp với đời sống xã hội và thị hiếu khán giả Việt. Với sự kết hợp của 3 đạo diễn: NSƯT Nguyễn Mai Hiền, Nguyễn Khải Anh, Nguyễn Danh Dũng, những tình tiết trong “Người phán xử” sẽ gay cấn, bất ngờ và cuốn hút khán giả đến phút cuối cùng. 

Thế giới ngầm trong “Người phán xử” xoay quanh ông trùm Phan Quân (NSND Hoàng Dũng) - một doanh nhân chuyên xét xử, dàn xếp những vụ mâu thuẫn tiền bạc, tình ái, ân oán nhằm phân chia ranh giới làm ăn và kiểm soát quyền lực các băng nhóm xã hội đen. Các nhân vật xung quanh Phan Quân gồm: Phan Hải (Việt Anh), Lê Thành (Hồng Đăng) - hai con trai của Phan Quân, Lương "bổng" (NSƯT Trung Anh) - kẻ thân tín của ông trùm Phan Quân. Trong khi Phan Hải và Lê Thành đối nghịch như lửa và nước, luôn đẩy mâu thuẫn lên cao thì Lương "bổng" lại khéo léo tạo nên sự cân bằng, góp phần duy trì thế giới ngầm khắc nghiệt. Nhưng rồi đế chế của Phan Quân bắt đầu lung lay trước một bên là đối thủ truyền kiếp - Thế "chột" (nghệ sĩ Chu Hùng), một bên là những mâu thuẫn trong nội bộ.

Được ghi hình trong 11 tháng ở nhiều bối cảnh khác nhau, mang nhiều tình tiết kịch tính, đan xen các pha hành động và võ thuật, “Người phán xử” khi lên sóng được hy vọng sẽ tạo nên điểm nhấn mới cho phim truyền hình Việt thể loại hình sự. Với lối kể chuyện nhanh, hiện đại, mô tả những tình tiết gay cấn, kịch tính, "Người phán xử" đã khéo léo tái hiện thế giới xã hội đen đầy phức tạp thông qua câu chuyện gia đình với những diễn biến bất ngờ. 

Chia sẻ về nhân vật “Ông trùm” Phan Quân, NSND Hoàng Dũng cho biết, khi nhắc đến nhân vật ông trùm xã hội đen, ai cũng nghĩ đến đó là một nhân vật rất ác. Tuy nhiên, tôi xây dựng nhân vật Phan Quân cái phần tình cảm gia đình được đề cao rất nhiều, đôi khi người ác còn yêu gia đình hơn người tốt. Phan Quân là người như thế, gia đình là trên hết, là tất cả. Nên ông ta rất ác, nhưng vẫn có cái tình gia đình.

NSND Hoàng Dũng cho biết thêm, đây là bộ phim thuộc thể loại hình sự nên quá trình quay cũng rất vất vả. Ông còn làm việc nhiều đến nỗi bị chảy máu dạ dày mà không biết, nên phải đi cấp cứu trong quá trình quay phim. Dĩ nhiên sức khỏe như vậy có đôi chút ảnh hưởng đến lịch quay, nhưng tôi xác định là việc của mình, nên khi gắng gượng được thì tôi cố hết sức đến quay. Vì bối cảnh là họ cho mượn nên tôi phải cố hết sức.  

Diễn viên Bảo Anh thì cho biết, có vẻ anh được “đo ni đóng giày” với vai cảnh sát hình sự, nhưng tự nhận mình “bé” nhất trong dàn diễn viên “khủng” lần này, vì vậy anh phải cố gắng rất nhiều. Bảo Anh cho biết, anh phải cố 200% sức lực để hoàn thành vai diễn so với các bạn diễn viên khác. Từ việc luyện tập cho mình gầy đi, rồi tập võ để diễn các cảnh quay hành động cho đạt. Trong quá trình quay anh còn bị ngã rạn xương ngay từ đầu phim nên phải chịu đau hầu hết thời gian quay phim… "Quá trình quay “Người phán xử” đúng là một cơn “ác mộng”….nhưng là cơn ác mộng tuyệt vời", Bảo Anh tâm sự. 

Sau ông trùm Phan Quân, hai vai nam chính của phim là: vai Phan Hải, con trai của ông trùm Phan Quân (Việt Anh đóng) và Lê Thành (do Hồng Đăng đảm nhận) là một nhân viên hoạt động xã hội, coi cái ác như kẻ thù. Thế nhưng, anh dần thay đổi và lún sâu vào thế giới ngầm khi phát hiện cha đẻ của mình chính là ông trùm Phan Quân. Cả hai diễn viên Việt Anh và Hồng Đăng đều mong muốn đây sẽ là bộ phim xóa tan hình ảnh cũ – “soái ca” trong các phim tâm lý: “Tuổi thanh xuân”, “Zippo, mù tạt và em” .  

Theo chia sẻ của NSƯT Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình, “Người phán xử” khi lên sóng sẽ mang đến một màu sắc mới trên VTV3, sau những gì có phần "ướt át", chậm rãi của “Tuổi thanh xuân 2”.

(Theo HNMO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw