Rà soát quy trình thực hành di sản Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn

Cục Văn hóa cơ sở vừa báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL về công tác tổ chức Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), trong đó nhấn mạnh tới việc rà soát quy trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội này. Nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ xem xét khả năng đưa Lễ hội này ra khỏi Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sau khi xảy ra sự cố đáng tiếc tại Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2017, các cơ quan chức năng của Hải Phòng và Bộ VHTT&DL đã vào cuộc. Lễ hội cũng đã tạm ngừng tổ chức.

Ngày 5/7, Cục Văn hóa cơ sở đã nhận được báo cáo của Sở VH&TT Hải Phòng về kết quả kiểm tra, rà soát công tác quản lý và tổ chức vòng đấu loại Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2017.

Trên cơ sở đó, Cục đề xuất với Bộ trưởng Bộ VHTT&DL một số nội dung nhằm tìm ra giải pháp đối với công tác tổ chức Lễ hội này.

Theo đó, đề nghị lãnh đạo Bộ VHTT&DL tổ chức buổi làm việc với UBND TP. Hải Phòng để xem xét cụ thể việc tổ chức lễ hội trong thời gian tới; đề nghị lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở chức năng của mình.

Cụ thể, Cục Văn hóa cơ sở sẽ tham mưu trình lãnh đạo Bộ VHTT&DL ban hành văn bản chỉ đạo địa phương nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL của Bộ VHTT&DL quy định về tổ chức lễ hội. Đối với các lễ hội không có cơ sở để khẳng định là lễ hội dân gian truyền thống; có nội dung kích động bạo lực, phản cảm… thì không cấp phép và tổ chức lễ hội.

Cũng tại báo cáo, Cục Văn hóa cơ sở kiến nghị Bộ trưởng đề nghị Sở VH&TT TP. Hải Phòng báo cáo UBND TP. Hải Phòng chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND quận Đồ Sơn thực hiện việc tạm dừng hoạt động chọi trâu trong tổ chức Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2017.

UBND quận Đồ Sơn chủ trì tổ chức hội thảo về Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn với sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử để tham vấn ý kiến đối với công tác tổ chức lễ hội. Đồng thời, cần tổ chức các buổi tọa đàm để đối thoại, xin ý kiến người dân và cộng đồng.

Trường hợp tiếp tục tổ chức Lễ hội phải dựa trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của di sản văn hóa, trọng tâm là nội dung tổ chức các nghi lễ truyền thống tại địa phương, bảo đảm tính trang trọng, đúng với giá trị của di sản.

(Theo chinhphu.vn)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

fb yt zl tw