YBĐT - Người Mông ở huyện vùng cao Mù Cang Chải có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Tuy nhiên, một số nét văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán đang bị mai một dần. Vì vậy, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông đã và đang được huyện quan tâm, chú trọng.
Địa bàn huyện Mù Cang Chải có 91% dân cư sinh sống là đồng bào Mông. Đời sống của đồng bào Mông chủ yếu dựa vào canh tác ruộng bậc thang, trồng ngô nương, phát triển chăn nuôi và sản xuất tiểu thủ công nghiệp...
Phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của người Mông nơi đây cũng rất phong phú, được xem là kho tàng văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, xu thế hội nhập, trao đổi kinh tế, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, đô thị hóa hiện nay đã tác động không nhỏ đến những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào.
Nhìn vào trang phục cũng có thể thấy được điều này khi nhiều người bỏ mặc trang phục dân tộc, nhất là lớp trẻ. Nhiều loại nhạc cụ đặc sắc phục vụ cho hoạt động văn hóa dân gian như: khèn trúc, sáo đồng, đàn môi... ít được quan tâm chế tác và ít được sử dụng.
Các trò chơi dân gian như: đua ngựa, vỗ lưng, nhảy mò chẩu, bịt mắt bắt dê, hát đối đáp bằng ống tre, múa khèn, nhảy pao… cũng bị lãng quên. Các lễ hội cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mừng lúa mới ít được chú tâm.
Tín ngưỡng phồn thực như: nào sồng (lễ hội đoàn kết cộng đồng), nào công (lễ hội mừng lúa chín) rồi nhiều lễ hội khác như: thờ thần núi, thần suối, thần rừng... cũng không còn được người Mông quan tâm tổ chức.
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, năm 2014, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng và phê duyệt Đề án Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông, giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Sau 3 năm thực hiện Đề án, đời sống văn hóa, tinh thần của người Mông ở huyện vùng cao Mù Cang Chải đã được nâng lên rõ rệt.
Đến nay, huyện Mù Cang Chải có một nhà văn hóa cấp huyện, 9 nhà văn hóa cấp xã, 185 nhà văn hóa thôn, bản. Đồng thời, hoàn thành việc thành lập đội văn nghệ mang bản sắc dân tộc tại một số khu dân cư; hoàn thành việc xây dựng 2 đội múa khèn tại xã Khao Mang và Mồ Dề; thành lập 2 đội dân ca Mông ở xã La Pán Tẩn và Dế Xu Phình và 2 đội chế tác nhạc cụ dân tộc ở 2 xã Mồ Dề và Chế Cu Nha...
Chỉ đạo các xã phát huy tốt các nghề truyền thống như: đan lát, thêu thùa, rèn, mộc…; tuyên truyền người dân đầu tư phát triển các nghề truyền thống vừa bảo tồn văn hóa vừa tạo ra thu nhập cho người dân như: giã bánh dày, làm thịt sấy, đồ mèn mén...
Ông Nguyễn Cao Thắng - Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha cho biết: "Lợi thế nằm giữa trung tâm khu Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, xã đã chỉ đạo thành lập các đội múa, hát, chế tác nhạc cụ và thêu thùa trang phục thổ cẩm dân tộc Mông. Để vừa duy trì phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông vừa quảng bá với du khách trong nước và quốc tế”.
Là huyện có Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang thuộc các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm 2007, Mù Cang Chải đã phát huy, gìn giữ để tôn vinh di tích danh thắng này gắn với các giá trị văn hóa của dân tộc Mông.
Tuần văn hóa - du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được tổ chức mỗi năm một lần, trong đó có nhiều hoạt động đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, Tuần văn hóa - du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang đều được huyện Mù Cang Chải tổ chức thành công với nhiều hoạt động phong phú như: hội diễn nghệ thuật quần chúng, chợ phiên vùng cao, Festival dù lượn… Hai năm gần đây, hội thi khèn Mông và hội chọi dê, giã cốm, bánh dày... đã mang lại sự sinh động, hấp dẫn tạo nên tuần văn hóa đậm bản sắc dân tộc Mông.
Hàng năm, huyện còn tổ chức tốt các tour du lịch giúp khách thăm quan, khám phá vẻ đẹp hùng vỹ của vùng cao và tìm hiểu văn hóa dân tộc, nhất là thông qua hình thức du lịch cộng đồng.
Người Mông xã Chế Cu Nha phát huy nghề đan lát mây tre truyền thống.
Trong Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huyện Mù Cang Chải đã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; thực hiện tốt quy ước, hương ước của thôn, bản, tổ dân phố...
Hiện nay, việc hiếu, hỷ đã được nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện tốt, bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm. Các gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa cấp thôn, bản, tổ dân phố không ngừng tăng lên. Nếu năm 2013 số gia đình văn hóa thôn, bản, tổ dân phố là 3.969 hộ thì đến hết năm 2016, con số này là 6.143 hộ. Số thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa cũng tăng từ 15 thôn, bản năm 2013 lên 65 thôn, bản năm 2016.
Thời gian tới, huyện Mù Cang Chải tiếp tục tuyên truyền, vận động người Mông nói riêng và các dân tộc thiểu số trên địa bàn nói chung cùng chung tay giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ những hủ tục; gắn bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch; xây dựng một số bản văn hóa gắn với phục vụ du lịch ruộng bậc thang tại các xã La Pán Tẩn, Nậm Khắt và bản Thái ở thị trấn Mù Cang Chải.
Chỉ đạo các trường học tuyên truyền, vận động các em học sinh mặc trang phục dân tộc vào ngày thứ 2 hàng tuần. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền Luật Di sản văn hóa tới nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở các xã có ruộng bậc thang được công nhận Danh thắng cấp quốc gia.
Bà Cứ Thị Nu - Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mù Cang Chải cho biết: "Hiện nay, Phòng đang phối hợp với các ban, ngành chức năng làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn văn hóa dân tộc Mông. Đồng thời, khuyến khích các già làng, trưởng bản, nghệ nhân và những người có uy tín, am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của người Mông cùng chung tay gìn giữ...”.
Với sự quan tâm của các cấp, ngành, những năm qua, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc Mông ở huyện Mù Cang Chải đã được tái hiện một cách sinh động. Nhiều trò chơi truyền thống được diễn ra, tạo nên khí thế hào hứng mỗi độ tết đến, xuân về. Những điệu múa, hát giao duyên, hát xướng, kèn lá, đàn môi... ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, con người đã nhóm lên ngọn lửa tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc về gìn giữ bản sắc văn hóa Mông.
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.
Tối 29/6, tại Cung Aryana (TP Đà Nẵng), lễ khai mạc LHP châu Á Đà Nẵng lần thứ III đã diễn ra trang trọng, giàu sắc màu văn hóa, mở màn tuần lễ phim ảnh sôi động trên thành phố biển xinh đẹp.
Tối 29/6, tại Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai), UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Cùng nhau vươn đến ước mơ” chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai theo Nghị quyết số 202 ngày 12/6/2025 của Quốc hội.
Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng sự kiện thành lập tỉnh Lào Cai (mới).
Yên Bái đang chứng minh một cách thuyết phục rằng, văn hóa không chỉ là di sản cần được gìn giữ mà còn là nguồn lực nội sinh mạnh mẽ, trụ cột vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.
“Nhà chúng ta to cỡ nào không quan trọng, điều đáng giá là có tình yêu thương ngự trị trong đó”, tôi nhớ một ai đó đã nói như vậy. Quả thực, nhà tôi nho nhỏ, ở trong ngõ cũng nhỏ, nhưng trong đó có những tình yêu to lớn.
Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.
Tác phẩm “Bản đồ Việt Nam ghép từ 50 nghìn bức ảnh nụ cười hạnh phúc chụp cùng Quốc kỳ”, do Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) thực hiện, đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập kỷ lục Việt Nam.
Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.
Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…
Trong 3 ngày, từ ngày 28 - 30/6/2025, tại tất cả các thôn của người Hà Nhì trên địa bàn huyện Bát Xát sẽ diễn ra Lễ hội Khô Già Già với nhiều nghi lễ truyền thống, thể hiện nét đẹp văn hóa và tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp của người Hà Nhì đen.
Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.
Nằm cách phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Tây, bên bờ sông Thu Bồn thơ mộng, làng gốm Thanh Hà là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời bậc nhất ở tỉnh Quảng Nam.
Xu hướng các bạn trẻ, đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng, chia sẻ các giá trị văn hóa, truyền thống và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên mạng xã hội hiện nay rất đáng khích lệ.
Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu