Quảng bá các di sản văn hóa của Việt Nam ra thế giới

Ngày 7/9, tại Hà Nội, Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước tổ chức gặp mặt các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam nhằm giới thiệu nguồn sử liệu chính thống của quốc gia với các nước trên thế giới.
Tại buổi gặp mặt, Cục trưởng Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết, Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước Việt Nam hiện là thành viên của 3 tổ chức quốc tế: Hội đồng Lưu trữ quốc tế (ICA), Chi nhánh khu vực Đông Nam Á thuộc Hội đồng Lưu trữ quốc tế (SARBICA) và Hiệp hội Lưu trữ các nước sử dụng tiếng Pháp (AIAF).

Cục đang lưu giữ và quản lý rất nhiều sử liệu quý hiếm như: "Mộc bản triều Nguyễn” và "Châu bản triều Nguyễn” được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới...

Ông Đặng Thanh Tùng cũng cho hay, một thành công nổi bật trong công tác lưu trữ của Việt Nam là trong năm 2017, Trung tâm Lưu giữ quốc gia III (Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước) đã biên soạn và xuất bản thành công 2 bộ tài liệu: "Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1945-1946” và "Di sản tư liệu thế giới và tài liệu lưu trữ quốc gia tiêu biểu của Việt Nam”.

Trong buổi gặp mặt, đại diện các cơ quan ngoại giao ở Việt Nam đã được tham quan khu trưng bày, nghe giới thiệu về các bộ tư liệu "Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, 1945-1946”, "Mộc bản triều Nguyễn” và "Châu bản triều Nguyễn”.

"Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1945-1946” được công nhận là Bảo vật quốc gia với bộ tài liệu gồm 117 sắc lệnh được scan trên giấy ảnh, công bố dưới dạng toàn văn và phần phụ lục minh họa một số tài liệu, hình ảnh về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biên bản họp Hội đồng Chính phủ... trong giai đoạn cuối năm 1945 đầu năm 1946. Cuốn sách được biên soạn theo trình tự thời gian ra đời của các sắc lệnh, là những tài liệu lưu trữ quý hiếm đã và đang được giữ gìn.

Cuốn tài liệu "Di sản tư liệu thế giới và tài liệu lưu trữ quốc gia tiêu biểu của Việt Nam” giới thiệu 55 tài liệu lưu trữ được chọn lọc trong nhiều phông, khối, đặc biệt trong đó có hai di sản tư liệu "Mộc bản triều Nguyễn” và "Châu bản triều Nguyễn”.

"Mộc bản triều Nguyễn” là Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam, gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

"Châu bản triều Nguyễn” là các bản tấu, sớ, sắc, dụ, chiếu, chỉ và các tờ truyền, sai, phó, khiển, di (loại công văn của các cơ quan, tổ chức nhà nước) thuộc kho lưu trữ của triều đình nhà Nguyễn, được vua ngự lãm và ngự phê.  Nội dung văn bản phản ánh một cách toàn diện các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao của xã hội Việt Nam trong thời gian tại vị của 13 đời vua Nguyễn, từ Gia Long đến Bảo Đại (1802-1945).
(Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw