Tọa đàm khoa học về danh nhân Phó Đức Chính và cuộc khởi nghĩa Yên Bái

Tại tọa đàm, các tham luận tập trung phân tích về khí phách hiên ngang, tấm gương kiên trung của ông Phó Đức Chính và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh danh nhân Phó Đức Chính (1907 - 2017), ngày 22/12, tại Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò phối hợp với dòng họ Phó tổ chức Tọa đàm khoa học: "Phó Đức Chính - Đại sự không thành chết là vinh! Và cuộc khởi nghĩa Yên Bái”.

Tại tọa đàm, các tham luận tập trung phân tích về khí phách hiên ngang, tấm gương kiên trung của ông Phó Đức Chính; ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Thông qua buổi tọa đàm nhằm thu thập thêm nhiều luận cứ khoa học và tư liệu lịch sử liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân Phó Đức Chính, đặc biệt là thời gian ông và các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò cũng như ảnh hưởng của Khởi nghĩa Yên Bái trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Danh nhân Phó Đức Chính, sinh năm 1907 trong một gia đình Nho học tại làng Đa Ngưu, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 1927, ông tham gia thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng, là một trong những thành viên lãnh đạo của Tổng bộ, phụ trách công tác tổ chức và phát triển Đảng.

Trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930), Phó Đức Chính được giao nhiệm vụ đánh đồn Thông (Sơn Tây). Do chênh lệch về lực lượng, tổ chức còn lỏng lẻo, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên cuộc Khởi nghĩa Yên Bái bị thực dân Pháp phản công và dập tắt. Sau khi bị bắt, ông bị kết án tử hình.

Trong những ngày chờ thi hành án, thực dân Pháp chuyển ông về giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái tuy thất bại nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước nhân dân ta lúc đó và sự kiên cường, tấm lòng sắt son vì nước của Phó Đức Chính mãi được lưu danh trong sử sách.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã trưng bày những hình ảnh, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân Phó Đức Chính. Sau khi trưng bày tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, các tư liệu sẽ được chuyển về trưng bày tại Nhà tưởng niệm ông ở làng Đa Ngưu, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

fb yt zl tw