Ghi nhận từ Trại sáng tác Văn học - Nghệ thuật Yên Bái

YBĐT - Thực hiện kế hoạch công tác năm 2018, được sự nhất trí của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (VHNT) Yên Bái đã tổ chức Trại sáng tác VHNT Yên Bái năm 2018 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng trong thời gian 15 ngày (từ 15/5 đến 29/5/ 2018).
Tham dự trại có 14 tác giả là hội viên Hội Liên hiệp VHNT Yên Bái, thuộc nhiều chuyên ngành. Trong đó có 5 tác giả văn học, 3 tác giả văn hóa dân gian, 4 tác giả nhiếp ảnh và 2 tác giả mỹ thuật. Phần lớn các tác giả dự trại đều là nhà báo, cộng tác viên của các cơ quan báo chí trên địa bàn Yên Bái.

Kết thúc trại, các tác giả đã hoàn thành 4 tập văn xuôi, 1 tập nghiên cứu phê bình, 3 công trình sưu tầm khảo cứu văn hóa dân gian, 5 tác phẩm mỹ thuật và 5 bộ ảnh nghệ thuật.
Về văn xuôi và tiểu luận phê bình: tiểu thuyết "Chúa đất miền Khau Sưa” của nhà văn Hoàng Thế Sinh, gồm 21 chương, 132 trang A4, tiếp tục mạch đề tài chống tham nhũng tiêu cực của tác giả. Diễn biến của tiểu thuyết là cuộc đấu tranh giữa cái tốt với cái xấu, giữa cái thiện và cái ác. Cái ác có thể thắng nhất thời nhưng cuối cùng cũng phải trả giá cho sự tham lam, ác độc của mình.
Tập truyện ký "Bản hùng ca Tây Bắc” của tác giả Nguyễn Hiền Lương, gần 100 trang A4, về đề tài chiến tranh cách mạng và người chiến sỹ; gồm 4 truyện ký viết về kháng chiến chống Pháp; 5 truyện ký viết về kháng chiến chống Mỹ và 1 truyện ký viết về chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Các nhân vật và sự kiện đều có nguyên mẫu. Tác giả sáng tạo trong sự cho phép của thể loại truyện ký để tạo nên sự hấp dẫn, sinh động nhưng không ảnh hưởng tới tính chân thật, lịch sử của nhân vật và sự kiện.
Tập ký "Người giữ lửa hậu phương” của tác giả Nguyễn Thế Quynh, 100 trang A4, gồm 27 bài ký. Trong đó có 17 bài viết về thiên nhiên và cuộc sống con người Yên Bái, 10 bài về nhiều vùng miền trong và ngoài nước mà tác giả đã có dịp đi qua. Ký của Nguyễn Thế Quynh giản dị, chân chất, phản ánh sinh động và chân thực cuộc sống. Tập ký "Xóm Đảo Lai” của tác giả Hoàng Xuân Lý, gồm 8 bài ký viết về những điển hình tiên tiến học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực của vùng quê Văn Chấn nơi tác giả sinh sống bằng lối tự sự nhẹ nhàng, sâu lắng.
Tập tiểu luận, phê bình "Nhà văn Hà Lâm Kỳ” của tác giả Hoàng Việt Quân, 133 trang A4, tập hợp 10 bài nghiên cứu, phê bình, giới thiệu về tác giả - tác phẩm Hà Lâm Kỳ, cho thấy cái nhìn khá toàn diện về tác giả, tác phẩm Hà Lâm Kỳ - một cây bút văn xuôi tiêu biểu của Yên Bái.

Về văn hóa dân gian, có 3 công trình: "Hát phong sjư của người Tày vùng sông Chảy, Yên Bái” sưu tầm và biên dịch của nghệ nhân dân gian ưu tú Hoàng Tương Lai, 60 trang A4. Hát phong sjư là điệu hát trữ tình độc đáo của người Tày vùng sông Chảy, thể hiện tình cảm nam -  nữ, được viết bằng thể thơ 7 chữ theo bút pháp ngụ cảnh tả tình và được hát bằng một làn điệu riêng độc đáo.
Các tác phẩm hoàn thành tại Trại sáng tác.
Điều đặc biệt, nghệ nhân ưu tú Hoàng Tương Lai vừa là người sưu tầm, biên dịch, vừa diễn xướng rất thành công điệu hát này. Bài nghiên cứu "Một số phong tục của người Dao quần chẹt vùng Văn Chấn, Yên Bái” của tác giả Đặng Phương Lan, 56 trang A4, là những tìm hiểu khảo cứu các phong tục của người Dao quần chẹt Văn Chấn, Yên Bái, gồm các tục treo tranh thờ, ma phần vàng, chia ma, cưới hỏi, cấp sắc. T
Tác giả Hoàng Nhâm hoàn thành công trình khảo cứu, sưu tầm văn hóa dân gian các dân tộc, gồm 16 bài sưu tầm, khảo cứu khá công phu và khoa học về phương pháp khảo cứu về một số phong tục các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Dao, Mông. Qua đó bạn đọc có thể thấy được bản sắc văn hóa độc đáo cần được bảo tồn, phát huy của các dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Yên Bái.

Về nhiếp ảnh, các tác giả nhiếp ảnh Vũ Chiến, Tuấn Nghĩa, Lê Bác Đạt, Việt Thắng là những người luôn tích cực khám phá cảnh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cuộc sống con người vùng Quảng Nam - Đà Nẵng để sáng tác.
Mỗi tác giả đã chụp hàng ngàn file ảnh về phong cảnh và sinh hoạt, đã chọn ra được các bộ ảnh đẹp, độc đáo cả về nội dung và hình thức. Tham dự trại có 2 họa sỹ đã hoàn thành 5 tác phẩm đều bằng chất liệu ACRYLIC, kích thước 70 x 90cm.
Họa sỹ Nguyễn Đình Thi, hoàn thành 3 tác phẩm "Tín hiệu biển”, "Hoa muống biển”, "Hoa bướm Khai Trung”, có nhiều sáng tạo về màu sắc, bố cục, gây ấn tượng cho người xem; Họa sỹ Việt Hưng, hoàn thành 2 tác phẩm: "Đường quê”, "Phong cảnh vùng cao” thể hiện được hồn quê vùng cao. Ngoài ra các tác giả mỹ thuật còn chụp được nhiều file ảnh có giá trị làm tư liệu cho sáng tác.

Tất cả các tác phẩm hoàn thành tại trại đều có nội dung tư tưởng tốt, chất lượng nghệ thuật từ khá trở lên, có thể in ấn trên các Tạp chí Văn nghệ địa phương, trung ương và xuất bản thành tập sách. Trong thời gian dự trại các tác giả tranh thủ đi thực tế, tìm hiểu sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, thăm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của vùng đất địa linh nhân kiệt Quảng Nam - Đà Nẵng đang phát triển với tốc độ cao.  Ngoài ra còn có nhiều giao lưu trao đổi nghiệp vụ với các văn nghệ sỹ của Liên hiệp các Hội VHNT An Giang cùng dự trại; thăm và giao lưu với văn nghệ sỹ Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng.

Điều cần nói thêm là các tác giả tham dự Trại sáng tác lần này hầu hết là các nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí như Báo Yên Bái, Tạp chí Văn nghệ Yên Bái, hoặc sinh hoạt trong Câu lạc bộ nhà báo nghỉ hưu, là các cộng tác viên đắc lực của các báo, đài, các bản tin trong địa bàn tỉnh.
Trong thời gian dự trại các tác giả có nhiều cuộc trao đổi, tọa đàm, so sánh VHNT với báo chí tìm các nét tương đồng và khác biệt giữa báo chí và VHNT. Đây là một hoạt động nhiều ý nghĩa, vừa tạo thêm tiềm lực sáng tạo VHNT cho các nhà báo, các cộng tác viên báo chí, vừa tạo ra sức mạnh cộng hưởng của báo chí với VHNT trong các tác phẩm VHNT.
Từ những kết quả đạt được có thể khẳng định Trại sáng tác VHNT Yên Bái năm 2018 của Hội Liên hiệp VHNT Yên Bái tại Nhà sáng tác Đà Nẵng đã thành công tốt đẹp.

Nguyễn Hiền Lương

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw