Nét đẹp bản mường

YBĐT - Ngày xưa, trong các bản mường miền núi từ độ gặt xong lúa mùa cho đến hết xuân là lúc nông nhàn. Mùa này, cũng là lúc sung túc về lương thực (mùa có cơm) nên bà con mường bản thường dành thời gian để thăm thú bạn bè, họ hàng.
Những cuộc đi chơi có khi một năm, vài năm mới tổ chức được một lần. Cho nên, một chuyến đi chơi thường đông người, kéo dài đến cả nửa tháng, đi hàng chục hay cả trăm cây số vượt suối, băng đèo để thăm nhau. Nhà nào có nhiều ngựa thì còn dễ bề đi lại, ít ngựa thì chỉ đủ để thồ vật dụng, quà cáp, còn đi bộ là chính. Vì độ đường đi dài như thế nên người đi chơi phải đi theo lối cuốn chiếu từ nhà gần cho đến nhà xa rồi lại vòng về.
Từ tập quán sinh hoạt ấy, người vùng cao có thói quen sẵn sàng cho mùa đón khách như chuẩn bị chăn đệm mới, lương thực, thịt sấy, cá thính, thịt chua, nuôi nhiều gà, vịt, cá... để khi khách đến thấy mừng cho gia chủ có cuộc sống sung túc và khách không cảm thấy mình làm phiền phức cho gia chủ. Đối với chủ nhà, sự chuẩn bị ấy cũng là dịp vừa để thể hiện lòng hiếu khách, vừa là cách sống theo quan niệm dân gian "Của này tiếp bạn đường xa/Cũng là của để cho ta đi đường". 
Không chỉ chu đáo trong khâu chuẩn bị, mà việc tiếp đón khách cũng phải thật tận tình. Những món mời khách rất được coi trọng sự tươm tất, đủ đầy và ngon nhất, lạ nhất. Khách ngủ phải có đệm êm, chăn ấm. Trước khi ăn, phải có chậu nước, chiếc khăn để khách rửa tay; chuẩn bị những bó đóm nỏ nhất để đêm về nếu khách có nhu cầu đi chơi thăm làng xóm là có đuốc soi đường. 
Đồng thời, khách đến chơi phải đi bộ đường dài nên người và chân tay nhức mỏi, trước khi đi ngủ, gia chủ thường chuẩn bị sẵn cho chậu nước ấm pha gừng thêm chút muối để khách ngâm chân cho khoan khoái. 
Khi thức dậy, cũng có sẵn nước ấm để rửa mặt rồi ăn sáng bằng xôi, cơm lam với thịt, cá nướng. Những công việc ấy, nếu nhà có con cái lớn thường do các con tự lo hết. Bởi thế, nếu khách thấy hài lòng về sự đón tiếp thì cha mẹ rất đỗi tự hào.
Ngoài những sinh hoạt trên, mỗi khi có khách phương xa đến, chủ nhà còn mời bà con trong mường, trong bản cùng đến chơi, vui hát đối, kể sử thi, trường ca, kể chuyện dân gian, nói chuyện về phong tục, tập quán, đàn ca, múa xòe... có khi thâu đêm suốt sáng. 
Trong cuộc chơi ấy, mọi người mến nhau ở cái tài, cái tình và thêm cơ hội gắn kết với nhau để có người nên duyên chồng vợ, người thành bạn hữu, thông gia. Văn hóa các vùng thêm phần được giao thoa, mở mang cho nhau kinh nghiệm canh nông, y thuật, cho nhau những con giống, hạt giống tốt, mới lạ để làm ăn phát triển... 
Hơn thế, tập quán đến thăm nhau trong lúc nông nhàn, vui xuân không chỉ mang lại tình cảm cộng đồng gắn bó, mà từ những nét sinh hoạt ấy, nó còn là điều kiện khiến cho mỗi con người luôn luôn nung nấu trong mình ý thức vươn lên để xây dựng cuộc sống no ấm. 
Những thành viên trong gia đình tự vun đắp cho nhau lối sống gia giáo, năng lực nữ công gia chánh, phép ứng xử xã hội, tinh thần trân trọng tình cảm cộng đồng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 
Từ nét đẹp văn hóa trong mỗi gia đình trở thành nét đẹp văn hóa cộng đồng được trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tình cảm, văn hóa cộng đồng được biến thành nguồn lực, tinh hoa phát triển đất nước và sức mạnh từ sự cố kết dân tộc trong chống giặc ngoại xâm. 
Hoàng Nhâm

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

fb yt zl tw