Thông qua Tuyên bố chung bảo vệ di sản văn hóa châu Á-Thái Bình Dương

Tuyên bố chung tái khẳng định cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể theo tinh thần của Công ước UNESCO 2003.
Hôm nay (8/11), Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á- Thái Bình Dương 2018 với chủ đề "Các tổ chức phi chính phủ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể vì sự phát triển cộng đồng bền vững” đã kết thúc sau 2 ngày diễn ra tại thành phố Huế.
Tại phiên bế mạc, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung về định hướng trong công tác quảng bá, giáo dục, bảo tồn và khuyến khích các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cùng tham gia bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Tái khẳng định cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể  theo tinh thần của Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ngoài ra, Ban tổ chức cam kết sẽ phổ biến các chiến lược trao quyền cho cộng đồng để trở nên bền vững, sáng tạo và hòa nhập; tiếp tục các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cho sự phát triển bền vững của cộng đồng... Bên cạnh đó, kêu gọi UNESCO, các quốc gia thành viên tiếp tục tham gia, hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các sáng kiến liên quan đến việc kết nối và hợp tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. 
Tại Việt nam, công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được quan tâm, đã có gần 62.300 di sản văn hóa phi vật thể tại 63 tỉnh, thành phố đã được kiểm kê. Trong số đó, hơn 270 di sản đã đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 12 Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh tại các danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam như: Nhã nhạc triều Nguyễn, hát Xoan, Phú Thọ, dân ca Ví dặm ở Nghệ Tĩnh… được bảo vệ và phát huy tốt, khơi dậy niềm tự hào và khuyến khích mạnh mẽ các cộng đồng tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
Ông Kwon Huh, Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin và Mạng lưới quốc tế về Di sản văn hóa phi vật thể Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho biết: "Di sản văn hóa phi vật vật thể thể hiện bản sắc của một quốc gia, thể hiện sự hiểu biết với nền văn hóa của quốc gia đó. Thời gian vừa qua, Việt Nam có những nỗ lực rất tích cực trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, thể hiện sự đa dạng về văn hóa cũng như có những đóng góp tích cực vào phát triển du lịch. Các tổ chức phi chính phủ bước đầu cũng có những đóng góp tích cực trong việc bảo tồn văn hóa phi vật thể”.
(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw