Đắk Nông tổ chức lễ hội văn hóa thổ cẩm cấp quốc gia

UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam từ 5 đến 7/1 nhằm góp phần quảng bá, nâng cao giá trị thổ cẩm của cộng đồng các dân tộc tại địa phương.
Sáng 11/12, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức họp báo thông tin về chương trình Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất và Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông năm 2018.
Đây là một trong những chương trình hướng tới kỷ niệm 15 năm thành lập tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, nâng cao giá trị thổ cẩm của cộng đồng các dân tộc tỉnh Đắk Nông.
Tại buổi họp báo, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông khẳng định, Đắk Nông có hơn 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên một nét văn hóa đặc trưng cho mảnh đất phía nam Tây Nguyên.
Đây là nơi lưu giữ nhiều vốn văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng và đặc sắc, trong đó thổ cẩm là một trong phương tiện biểu đạt. Thổ cẩm cũng là di sản văn hóa quý giá, giàu tính nhân văn cần được bảo tồn và phát triển.
Trong những năm qua, Đắk Nông đã có những nổ lực nhằm gìn giữ, phát triển văn hóa thổ cẩm bằng cách mở các lớp dạy dệt, giới thiệu, trưng bày triển lãm thổ cẩm, thương mại hóa các sản phẩm từ thổ cẩm…
Chương trình, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức theo quy mô cấp quốc gia từ ngày 5-7/1, do Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức.
Ngoài việc tái hiện lại những lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc gắn với không gian văn hóa thổ cẩm, lễ hội còn tổ chức hội thảo thổ cẩm Việt Nam và chương trình biểu diễn thời trang thổ cẩm ứng dụng, lễ hội đường phố…
Dịp này, UBND tỉnh Đắk Nông còn ký kết, hợp tác đầu tư với nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư cam kết hơn 92.000 tỷ đồng.
(Theo chinhphu.vn)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Như đóa hướng dương

Như đóa hướng dương

Tôi gặp Phạm Ngọc Phương Thảo (phường Yên Bái, tỉnh Lào Cai) vào một ngày tháng Bảy rực nắng. Hành trình cô gái này đi qua thật không dễ dàng. Trên hành trình đó có đau đớn, xót xa, những phút giây mong manh giữa lằn ranh sinh tử, song cũng có hạnh phúc, ngọt ngào. Câu chuyện cảm động đó được Thảo kể lại trong cuốn sách “Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” đã lấy không ít nước mắt của độc giả và truyền cảm hứng cho nhiều người.

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

fb yt zl tw