Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong phim hoạt hình 3D

“Quyết định lịch sử” đi sâu khắc họa hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đêm 25/1/1954, thời khắc lịch sử quan trọng của chiến dịch, với những suy nghĩ, trăn trở để đưa ra quyết định chắc chắn, sáng suốt và mang tính nhân văn.
Bộ phim hoạt hình 3D "Quyết định lịch sử” của đạo diễn, NSND Hà Bắc được hoàn thành vào năm 2011, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. Nhưng cho đến nay, mỗi dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, hay dịp kỷ niệm sinh nhật Đại tướng, bên cạnh những tác phẩm đồ sộ khác, những thước phim hoạt hình 3D của đạo diễn Hà Bắc vẫn còn nguyên sức sống khi chạm đến cảm xúc của nhiều hệ khán giả trong đó có rất nhiều bạn trẻ.
"Quyết định lịch sử” có độ dài 20 phút, nhưng đạo diễn, NSND Hà Bắc phải mất 2 năm lao động miệt mài để cho ra đời những thước phim chỉn chu. 2 năm đó bao gồm cả khảo sát thực địa ở Điện Biên, vẽ bối cảnh, tạo hình các nhân vật...
Bộ phim cho thấy sự cầu toàn của người làm phim thể hiện ở những khuôn hình cận cảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cả ở những cảnh kéo pháo, gùi hàng... Người lính kéo pháo trong đêm có trăng, áo trấn thủ ra sao, dép cao su đi như thế nào đều được chú ý kỹ lưỡng.
"Quyết định lịch sử” đi sâu vào khắc họa hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đêm 25/1/1954, thời khắc lịch sử quan trọng của chiến dịch, với những suy nghĩ, trăn trở để đưa ra quyết định chắc chắn, sáng suốt và mang tính nhân văn. Đó là quyết định kéo pháo ra khỏi trận địa để bảo toàn lực lượng, chuyển từ phương châm "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc". Đây là một quyết định then chốt làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Không thể tìm thấy trong phim tài liệu hay ảnh lưu trữ của bất cứ bảo tàng, hãng phim nào trên thế giới về cái đêm Đại tướng trằn trọc, suy tư để đưa ra quyết định lịch sử, chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh” sang "đánh chắc, tiến chắc”. Nhưng bằng thủ pháp hoạt hình, đạo diễn Hà Bắc đã cho người xem thấy được hình ảnh đó một cách chân thực nhất.
Ít ai hình dung ra được bàn tay của Đại tướng trăn trở trên tấm bản đồ lòng chảo Điện Biên, suy tính cho đường đi nước bước của chiến dịch. Không nhiều hành động, Đại tướng đêm đó gần như chỉ ngồi. Duy nhất bàn tay cầm bút chì đặt trên bản đồ lòng chảo Điện Biên là có ngón tay cử động diễn tả nội tâm. Đạo diễn Hà Bắc chọn tập trung vào đôi mắt quắc thước, đôi mày nhíu lại nhìn vào khoảng không vô định. Người xem cảm nhận được thần thái, tâm tư Đại tướng đang có sự đấu tranh một mất, một còn.
Bên ngọn đèn leo lét, ngoài cửa lán ánh trăng chênh chếch báo hiệu trời chuyển dần về sáng… sau những giây phút trĩu nặng suy tư, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra "quyết định lịch sử”. Đôi mắt quắc thước, đôi mày nhíu lại nhìn vào khoảng không vô định thể hiện tâm tư Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang có sự đấu tranh một mất, một còn.
Đạo diễn Hà Bắc khẳng định: "Trong cuộc đời của Đại tướng, nếu không có quyết định này thì không có Võ Nguyên Giáp, không có Điện Biên Phủ và không có độc lập dân tộc. Tư tưởng chiến tranh của Đại tướng thể hiện trong "quyết định lịch sử” ấy. Đầu tiên phải bảo toàn lực lượng, đảm bảo ít tổn thương quân số nhất, chứ không phải bất chấp tất cả để giành chiến thắng. Đấy là tư tưởng lớn làm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở nên vĩ đại.”
Không phải là bộ phim đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng sự "đắt giá” mà "Quyết định lịch sử” làm được chính bởi đạo diễn Hà Bắc đã chọn một khoảnh khắc để vẽ lên chân dung toàn diện của Đại tướng. Ông phải đối mặt với thách thức làm sao để tìm một "lát cắt” để khắc họa chân thực nhất về tài năng, đức độ cũng như chiến công hiển hách của nhà cầm quân tài ba.
Hoạt hình Việt Nam từ xưa đến nay thường chỉ là những bộ phim đồng thoại, phim vui... Làm phim hoạt hình về đề tài lịch sử, lại có tính chất như phim tài liệu, nhân vật là người anh hùng dân tộc là một sự "mạo hiểm” lớn của đạo diễn Hà Bắc. Ông đã nghiên cứu kỹ hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và "Hồ Chí Minh tuyển tập" (giai đoạn 1953 -1954) cùng nhiều tài liệu lịch sử khác, cộng thêm những chuyến thăm bảo tàng Lịch sử Quân sự, bảo tàng Điện Biên, chiến khu Mường Thanh…
Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong phim hoạt hình 3D ảnh 2
Đạo diễn, NSND Hà Bắc.
Đạo diễn Hà Bắc chia sẻ: "Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Bác Hồ đã đi sâu vào tâm trí mỗi người Việt Nam như một tượng đài vĩ đại. Nếu làm không xứng tầm, chỉ cần một chút sơ sẩy sẽ bị "ném đá” đến nơi đến chốn”.
Đối mặt với không ít khó khăn, nhưng đạo diễn Hà Bắc cùng cả ê-kíp đều tâm niệm: "Làm phim với một quyết tâm như đánh trận Điện Biên Phủ, "đánh chắc, tiến chắc” chứ không "đánh nhanh, thắng nhanh””.
Để gói gọn chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 2-3 tháng trong 20 phút, đạo diễn Hà Bắc đã phải lựa chọn những chi tiết sao cho ước lệ nhất, nhưng lại phải gây ấn tượng mạnh trong thời gian ngắn. Ông tập trung làm nổi bật khâu chuẩn bị với những khó khăn của bộ đội ta để Đại tướng đưa ra quyết định lịch sử. Bằng thủ pháp riêng của hoạt hình, kết hợp với âm nhạc, âm thanh, ánh sáng… bộ phim  đã tái hiện được tầm vóc của cuộc chiến, giúp khán giả hình dung ra được thế nào là đoàn quân kéo pháo, người dân công… cũng như tái hiện hình ảnh sự hy sinh của những người anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót… gây xúc động mạnh mà không một bộ phim tài liệu nào ghi lại được.
Đạo diễn Hà Bắc tâm sự, ông làm phim "Quyết định lịch sử” để tri ân những người cựu chiến binh có tuổi đã từng sống qua giai đoạn lịch sử nhớ lại những năm tháng hào hùng. Còn với lớp trẻ, đạo diễn hy vọng, bằng chút tài mọn của mình đem lại cho thế hệ trẻ hình dung ra được thế nào là kéo pháo, thế nào là dân công, thế nào là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và thế nào là những anh hùng liệt sỹ…, để các em tự hào về lịch sử dân tộc, ghi nhớ công ơn của những thế hệ cha ông.
(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw