Xem "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"

Những bức thư Bác Hồ gửi cho văn nghệ sĩ và văn nghệ sĩ gửi cho Bác. Đèn phòng không với mái tôn che ánh sáng để học đêm trong chiến tranh chống Mỹ. Chiếc bàn tính vạn năng vừa học toán vừa học chữ… Văn hóa đã “soi đường cho quốc dân đi” như thế.
Văn hóa soi đường
Những cuốn sách tại triển lãm Văn hóa soi đường cho quốc dân đi đều đã ngả màu. Nhưng nhờ chúng, người xem hình dung lại được không khí của Hội nghị Văn hóa toàn quốc 1946 và Hội nghị Văn hóa toàn quốc 1948. Trong đó, có thể kể đến Tạp chí Tiên phong của Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam, số 1 ngày 10.11.1945, đăng Đề cương văn hóa Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương; sách Đề cương văn hóa, in tháng 12.1949, giới thiệu Đề cương văn hóa của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lịch sử vận động văn hóa của Đảng. Sách thuộc loại tài liệu nghiên cứu, do Ban Huấn luyện T.Ư trong Bộ Tuyên huấn T.Ư ấn hành. Sách Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam (in tháng 6.1950) in báo cáo đọc tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 1948 của đồng chí Trường Chinh, nói về Chủ nghĩa Mác - Lênin và vấn đề văn hóa Việt Nam…
Những cuốn sách này là một phần của hơn 320 hình ảnh và 123 hiện vật khác được trưng bày trong triển lãm do Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ VH-TT-DL tổ chức, với chủ đề Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Triển lãm diễn ra từ ngày 16 - 27.11, tại Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội. Triển lãm cũng sẽ được trưng bày ngày 24.11 tại Nhà Quốc hội. Ngoài ra, có triển lãm online tại địa chỉ trienlamvhnt.vn từ 16.11 - 31.12. Nhiều đơn vị đã góp hiện vật để thực hiện triển lãm này, trong đó có Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Trong triển lãm, ngoài các nội dung: Một số hình ảnh về văn hóa Việt Nam trước năm 1930; Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam; Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với sự nghiệp phát triển văn hóa, còn có những nội dung khác: Văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; Văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước; Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc.
Triển lãm có nhiều hiện vật với những câu chuyện lịch sử của thời đại. Chẳng hạn, cuốn sách Bắc Sơn, Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam xuất bản năm 1946, mang tới câu chuyện vở kịch Bắc Sơn của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Vở kịch tuyên truyền, biểu dương tinh thần chiến đấu bất diệt của nhân dân Bắc Sơn và là lời cảnh tỉnh cho những người đang còn thiếu lòng tin vào cách mạng. Lời hiệu triệu in trên giấy của Tổng giám đốc Nha Bình dân học vụ ngày 8.9.1949, kỷ niệm 4 năm ngày phát động phong trào bình dân học vụ. Văn bản kêu gọi toàn thể anh chị em các cấp bình dân học vụ ra sức học tập đẩy lùi giặc dốt, thanh toán nạn mù chữ trong toàn dân.
Xem "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" ảnh 1
Thư Bác Hồ viết cho văn nghệ sĩ 
Có thể thấy không khí không ngừng học tập trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua hình ảnh chiếc đèn phòng không của H.Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Đây được coi là lá cờ đầu toàn miền Bắc trong phong trào thi đua Hai tốt. Đèn có 3 mái tôn hình tam giác làm nắp che ánh sáng, mỗi mái có các rãnh để thoát khói, có cánh cửa bằng tôn và một cạnh thoát ánh sáng để học sinh học bài. Đây là sáng kiến của giáo viên cấp một Đậu Tấn Tự khi Mỹ đánh phá miền Bắc năm 1965. Khi ấy, để việc học tập được liên tục, nhà trường đã chuyển hướng học ban đêm.
Xem "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" ảnh 2
Ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, phần thưởng Bác Hồ tặng chiến sĩ diệt dốt, năm 1958
Nhiều câu chuyện tại trưng bày Văn hóa soi đường cho quốc dân đi cho thấy dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể từ khi Hội nghị Văn hóa toàn quốc 1946 được tổ chức. Chẳng hạn, trưng bày có hiện vật ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, phần thưởng Bác Hồ tặng chiến sĩ diệt dốt, năm 1958. Theo Bộ VH-TT-DL, sau khi miền Bắc được giải phóng, Đảng và Nhà nước phát huy truyền thống diệt dốt, phát động kế hoạch 3 năm thanh toán nạn mù chữ (1956 - 1958) cho miền Bắc. Ông Nguyễn Trọng Hoàng, cán bộ Nha Bình dân học vụ, đề xuất Bác tặng anh chị em ảnh có chữ ký của Bác để làm phần thưởng. Bác Hồ đã chọn ảnh kèm theo chữ ký và bút tích, bức ảnh được đưa cho Nhà in Tiến Bộ ở Hà Nội in thành nhiều bản để tặng các "chiến sĩ diệt dốt” năm 1958.
Triển lãm cũng có một đĩa hát mẫu do NXB Văn hóa tự chế hồi 1976. Đĩa gồm 2 mặt, mặt 1 ghi lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng năm 1960; lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước của Bác năm 1966 và lời Bác đọc bài thơ Xuân 1969. Mặt còn lại ghi lời của Tổng bí thư Lê Duẩn đọc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi lễ truy điệu Người năm 1969. Từ đĩa mẫu này, đã in ra 100 đĩa nhựa để tặng đại biểu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976).
Những bức thư của Bác Hồ gửi cho văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ gửi tới Bác cũng được trưng bày. Bên cạnh đó là các bài viết của Bác với các nhà trí thức, nhà khoa học Việt Nam. Nhờ đó, công chúng có thể hiểu được sức mạnh đoàn kết, những thể hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, tập hợp văn nghệ sĩ trí thức. Những hình ảnh Bác tới thăm các di sản, di tích lịch sử như đền Hùng, Văn Miếu Quốc Tử Giám… cũng cho thấy mối quan tâm của Bác đối với di sản văn hóa dân tộc.
(Theo TNO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

fb yt zl tw