Tôn vinh giá trị di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam

Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022 nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 2143/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Sự kiện sẽ diễn ra trong 6 ngày từ 18 - 23/11/2022.
Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Sự kiện nhằm tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Đồng thời, tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Theo kế hoạch, Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022 sẽ có 5 nhóm hoạt động chính, gồm chương trình nghệ thuật khai mạc và Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022; tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I; tổ chức Giải vô địch Anh tài Vật dân tộc quốc gia năm 2022; tái hiện Lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc...
Trong đó, chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc Di sản - Văn hoá Việt Nam năm 2022 và Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I sẽ diễn ra vào 20h ngày 18/11 tại sân khấu nổi thuộc Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Đối với Giải vô địch Anh tài Vật dân tộc quốc gia 2022, sự kiện nhằm thực hiện cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Giải được tổ chức cho đối tượng là vận động viên chuyên nghiệp được tuyển chọn từ các tỉnh/thành phố trên cả nuớc. Các vận động viên sẽ thi đấu nội dung vật dân tộc ở các hạng cân. 
Đây là giải có chất lượng chuyên môn cao nhất toàn quốc, quy tụ được những vận động viên hàng đầu quốc gia. Giải diễn ra không chỉ là cơ hội cho các vận động viên cọ sát, rèn luyện mà còn góp phần tích cực trong khuyến khích, cổ vũ, phát triển bộ môn vật dân tộc ở các địa phương trong cả nước.
Ngoài ra, một số lễ hội, phong tục tập quán của dân tộc sẽ được tái hiện trong khuôn khổ Tuần lễ như lễ kết nghĩa mẹ con của dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk); giới thiệu nghệ thuật bài chòi và lễ hội cầu ngư (tỉnh Phú Yên); giới thiệu sắc màu văn hoá của đồng bào Chăm (An Giang)… Cũng trong dịp này, du khách sẽ được nghe giới thiệu, trải nghiệm các hoạt động của đồng bào dân tộc tại "Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
(Theo chinhphu.vn)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw