Phát biểu tại lễ ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Di sản Áo dài Việt Nam (thuộc Quỹ hỗ trợ Bảo tồn di sản văn hoá Việt Nam), bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn di sản văn hoá Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Di sản Áo dài Việt Nam cho biết, ngay sau khi ra mắt, CLB sẽ triển khai nhiều hoạt động nhằm tôn vinh, lan toả và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc thông qua hình ảnh tà áo dài- trang phục mang ý nghĩa quốc phục trong tâm thức người Việt.
|
Áo dài trong cuộc sống đương đại.
|
"Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam là thành viên trực thuộc Quỹ Hỗ trợ bảo tồn Di sản Văn hoá Việt Nam ra đời với mong muốn lan toả và góp phần bảo tồn nét văn hoá truyền thống của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào khi khoác trên mình những tà áo tôn lên nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam” - bà Tâm cho biết.
Còn theo PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam thì việc ra đời CLB Di sản Áo dài Việt Nam có sứ mệnh lan tỏa và bảo tồn nét văn hóa trên bộ quốc phục của dân tộc, góp phần xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ông Trụ cũng cho rằng áo dài là một bộ phận của di sản dân tộc. Dù chưa chính thức được ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại nhưng bấy lâu hình ảnh tà áo dài không chỉ là niềm tự hào riêng có của người Việt mà còn là biểu tượng văn hoá Việt Nam được thế giới quan tâm, yêu thích.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên cũng nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của sự ra mắt CLB Di sản Áo dài Việt Nam. Bà Liên cho biết, muốn hoàn thiện hồ sơ tôn vinh áo dài để trình UNESCO, đầu tiên áo dài phải trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, phải là quốc phục về mặt văn bản pháp lý. Người Việt Nam không chỉ có một di sản vật thể là chiếc áo dài, mà cần phải có không gian văn hóa của áo dài, không gian nghề thủ công làm ra chiếc áo dài...
Thời gian qua, tại nhiều tỉnh thành trong cả nước đã diễn ra nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực tôn vinh áo dài, gắn với tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nhiều nhà thiết kế thời trang cũng lấy cảm hứng từ áo dài truyền thống, đem đến cho tà áo dài ngày nay nhiều nét tô điểm thích ứng với cuộc sống đương đại nhưng vẫn giữ được "hồn cốt” của chiếc áo dài truyền thống.
Trong dòng chảy thời gian, tà áo dài truyền thống được người Việt bảo tồn, phát huy qua nhiều thời kỳ để trao truyền lại cho thế hệ nối tiếp. Áo dài cũng là biểu tượng văn hóa của người Việt ở những nơi xa xôi trên thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay đã trải qua rất nhiều thời kì phát triển, ở mỗi thời kì đều có một nét đặc trưng riêng biệt. Có thể kể đến áo giao lĩnh (xuất hiện vào khoảng năm 1774); áo dài tứ thân (thế kỷ 17); áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long); áo dài Lemur cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939; áo dài Raglan, xuất hiện vào năm 1960. Và kể từ năm 1970 tới nay, áo dài được nhiều lần cách tân, ngày một đẹp hơn.
(TheoĐại đoàn kết)
Tối 31/12, tại Quảng trường 19/8, UBND thành phố Yên Bái tổ chức Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2023 “Mùa xuân dâng Đảng” và trao giải cuộc thi chỉnh trang đường phố dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1649/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 13) đối với 5 di tích.
Tác phẩm panorama ''Trận chiến Điện Biên Phủ’’ đã đoạt giải Nhất ''Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam 2022’’. Lễ trao giải đã được Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tại sáng 28/12.
Triển lãm mang đến 28 dấu ấn nghệ thuật cá nhân của 28 tác giả, gồm các họa sỹ, nhà điêu khắc gỗ/gốm như để thay cho lời chúc mừng năm mới bằng nghệ thuật và cái đẹp tới tất cả mọi người.