Có một thế hệ mới yêu xòe

Xòe Thái – loại hình nghệ thuật mới được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được trường tồn mãi với thời gian là do được nhiều thế hệ đồng bào Thái ở miền Tây Bắc gìn giữ, bảo tồn.
Trong số hàng nghìn nghệ nhân tay trong tay xòe, có rất đông những nghệ nhân trẻ, mới  mười tám đôi mươi nhưng xòe rất hay, rất đẹp những điệu xòe cổ vốn rất khó để diễn tả. Em Lò Thị Nguyên, ở phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ phấn khởi cho biết: "Xòe Thái là điệu múa của dân tộc em, em tự hào, yêu quý và học hỏi các bà, các mẹ để điệu xòe của em thêm đẹp hơn".
Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái hiện có khoảng 200 đội văn nghệ quần chúng. Trong các đội văn nghệ này hầu hết nòng cốt là các thiếu nữ trẻ, có nhiều đam mê với các điệu xòe. Em Lường Thị Minh, thành viên đội văn nghệ thôn Đêu 2, xã Nghĩa An chia sẻ: "Nghệ thuật xòe cũng như tất cả các điệu dân vũ khác, muốn xòe dẻo, xòe đẹp thì không chỉ bằng động tác mà phải bằng cả tâm hồn nên ngoài việc thường xuyên tập luyện, chúng em cũng lắng nghe các bà, các chị kể và thấu hiểu hơn về ý nghĩa của các điệu xòe cổ để trong quá trình biểu diễn giới thiệu được nguyên bản cũng như phát triển thành các điệu xòe mang tính nghệ thuật cao hơn, nhưng không pha tạp với văn hóa của các dân tộc khác".
Nghệ nhân Điêu Thị Siêng ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, người dành mọi tâm huyết cho việc truyền dạy và lưu giữ những điệu xòe trong suốt mấy chục năm qua cho biết, ngoài dạy 6 điệu xòe cổ là: Khắm khen, Nhôm khăn, Đổn hôn, Phá xí, Khắm khăn mơi lảu, Ỏm lọm tốp mư, các nghệ nhân còn dạy lớp trẻ các điệu xòe dân dã hay biểu diễn trong đời sống thường ngày như: xòe hoa, xòe nón... Các cháu khi đến học chỉ cần có tình yêu với xòe và chăm chỉ luyện tập là đều có thể lĩnh hội được.
"Từ các ông các bà truyền lại tôi hiểu và nắm được. Tôi cứ sợ bị mai một đi nên tôi cũng dạy cho các cháu. Mỗi lần tôi dạy 15, 16 cháu. Các thầy cô giáo cũng rất là giúp đỡ, tạo điều kiện cho các cháu được đến học ngoài giờ nên các cháu rất là phấn khởi" - Nghệ nhân Điêu Thị Siêng chia sẻ.
Ngoài sự truyền dạy của các nghệ nhân, những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh, qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
Cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền, Trường THCS Lý Tự Trọng, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Có thể thấy là các em, từ nhỏ đến lớn đều rất yêu các điệu xòe, các em tiếp thu rất nhanh. Trong các hoạt động này chúng tôi cũng nhận được sự trợ giúp của các nghệ nhân, họ dành nhiều thời gian và công sức đến để hướng dẫn các cháu. Qua một thời gian thì có thể nói là hầu hết các em học sinh của nhà trường đều biết xòe, tham gia được nhiều hội thi, hội diễn".
Ông Lương Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết thêm: "Thị xã Nghĩa Lộ chúng tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy việc truyền dạy các điệu xòe trong các nhà trường. Tiếp tục phát triển, thành lập các đội xòe ở các thôn bản để phát huy nét văn hóa riêng có cộng đồng dân tộc Thái".
Với một thế hệ trẻ trung, năng động rất yêu quý bản sắc văn hóa dân tộc mình, những điệu xòe đặc sắc ở miền Tây Bắc nói chung và ở Nghĩa Lộ nói riêng càng có cơ sở để trường tồn trong dòng chảy thời gian.
(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw