Bộ trưởng Văn hóa trả lời câu hỏi: ''''Lợi ích cho xã hội của các cuộc thi sắc đẹp''''

Trong công văn số 670 trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời xung quanh việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp.
"Các cuộc thi người đẹp, người mẫu khi được tổ chức đúng quy định sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hóa, du lịch tại địa phương", Bộ trưởng khẳng định.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) nhận được kiến nghị của cử tri TPHCM do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 2081/BDN ngày 30/12/2022, trong đó có nội dung kiến nghị Bộ tổng kết việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp trong thời gian vừa qua đã mang lại lợi ích gì cho xã hội, để hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực, đặc biệt là định hướng lối sống cho giới trẻ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu nhằm tạo khung khổ pháp lý cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tham mưu xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
"Công tác thẩm định, kiểm tra hồ sơ tổ chức cuộc thi được Bộ VHTTDL và UBND các tỉnh tiến hành chặt chẽ, đúng trình tự và không phát hiện hành vi vi phạm quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn cũng như dấu hiệu vi phạm về an ninh, trật tự an toàn xã hội trong các cuộc thi người đẹp, người mẫu”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu.
Nghị định số 144/2020/NĐ-CP không có điều, khoản quy định giới hạn số lượng cuộc thi sắc đẹp trong một năm. Tuy thế, để hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, Bộ VHTTDL đã có văn bản yêu cầu tất cả cơ quan có thẩm quyền chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu đăng tải công khai, phối hợp cung cấp thông tin hàng tháng, chủ động trao đổi với cơ quan liên quan trước khi ban hành văn bản chấp thuận nhằm hạn chế các tranh chấp.
Ngày 23/9/2022, Bộ trưởng VHTTDL đã ban hành Chỉ thị số 274/CT-BVHTTDL về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch, trong đó có yêu cầu các sở quản lý văn hóa quản lý hoạt động tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu.
Lãnh đạo Bộ VHTTDL yêu cầu các sở địa phương quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng các cuộc thi người đẹp, người mẫu trên địa bàn, tăng cường công tác phối hợp trong quản lý đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu có quy mô lớn, có yếu tố nước ngoài, liên quan đến công tác dân tộc, bình đẳng giới, trẻ em, được tổ chức nhiều vòng ở nhiều địa phương.
Các địa phương phải thẩm định chặt chẽ hồ sơ (trong đó rà soát kỹ Đề án bảo đảm tính thống nhất, phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc, văn hóa truyền thống, phù hợp với lứa tuổi, giới tính và điều kiện thực tiễn của địa phương) trước khi tham mưu chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu…
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết trong thời gian tới Bộ VHTTDL sẽ tổ chức hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề về định hướng giá trị văn hóa theo đường lối của Đảng và Nhà nước, thực thi quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và trang bị kiến thức quản lý chuyên ngành cho các chuyên viên thẩm định hồ sơ và đại diện các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn, kinh doanh dịch vụ tổ chức thi người đẹp, người mẫu.
"Các cuộc thi người đẹp, người mẫu khi được tổ chức đúng quy định sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hóa, du lịch tại địa phương”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu.
(Theo TPO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

fb yt zl tw