Đặc sắc không gian trưng bày văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại Tiền Phong Marathon 2023

  • Cập nhật: Chủ nhật, 26/3/2023 | 8:54:58 AM

Trong khuôn khổ Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong (Tiền Phong Marathon 2023) lần thứ 64 năm 2023, tỉnh ta tái hiện không gian văn hoá các dân tộc trên địa bàn ngay tại Quảng trường Nhân dân tỉnh.

Du khách trải nghiệm xay ngô - hoạt động đặc trưng trong văn hoá của người dân tộc Mông.
Du khách trải nghiệm xay ngô - hoạt động đặc trưng trong văn hoá của người dân tộc Mông.

đã có hơn 200 hiện vật của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, bao gồm: công cụ lao động sản xuất, trang phục truyền thống, nhạc cụ, công cụ săn bắt, đồ dùng sinh hoạt, các trò chơi, nghệ thuật trình diễn dân gian, công cụ nghề dệt vải, công cụ nghề rèn, ẩm thực truyền thống… được trưng bày, giới thiệu và quảng bá.

Đặc biệt, tại không gian văn hoá này, các du khách, vận động viên, Nhân dân được trải nghiệm nhiều hoạt động trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nét văn hoá độc đáo của 2 dân tộc đặc trưng trên địa bàn thành phố Lai Châu là người Mông, người Giáy. Đối với người dân tộc Mông có các hoạt động nổi bật như: khắc hoạ tiết bằng sáp ong lên vải, xay ngô bằng cối đá, nghề rèn sắt. Đối với người dân tộc Giáy, mọi người được tham gia vào các hoạt động: dệt vải, đan lát; thưởng thức các điệu múa, tiếng nhạc pí kẻo, món ăn mang đặc trưng; chơi các trò chơi dân gian…


Thích thú khi được khắc hoạ tiết bằng sáp ong lên vải. 


Nghề dệt vải của dân tộc Giáy thu hút sự tham gia của nhiều du khách.

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có 20 dân tộc cùng sinh sống. Vì vậy, qua không gian trưng bày văn hoá, nhằm giới thiệu, quảng bá và tôn vinh những nét văn hoá đặc sắc, hấp dẫn của các dân tộc trên địa bàn tới vận động viên, du khách, Nhân dân trong và ngoài nước nhân sự kiện Giải Tiền Phong Marathon 2023. Chính những bản sắc văn hoá độc đáo của 20 dân tộc đã tạo nên sự đa dạng, phong phú, làm động lực tinh thần to lớn để Nhân dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội; đồng thời làm điểm nhấn để thu hút các du khách trong nước và quốc tế đến với Lai Châu nhiều hơn.


Các em nhỏ hào hứng với trò chơi cầu bập bênh bằng gỗ.

(Theo BLC)

Các tin khác
Đoàn ghe Nghinh Ông trên biển Cần Giờ, TPHCM

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm nay diễn ra liên tục từ ngày 27-9 đến 3-10, là dịp kỷ niệm 110 năm hình thành Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ và 10 năm ngày lễ hội chính thức được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Chiều 24/9, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Lưu trữ, Thư viện tỉnh tổ chức trưng bày Chuyên đề “Bác Hồ với quê hương Yên Bái” nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2023).

Ca khúc “Ngày Bác về” của nhà báo, nhạc sĩ Tào Khánh Hưng do ca sĩ Giàng Hoa, Đoàn Văn công Quân khu 1 thể hiện đạt Giải Nhì Cuộc thi Sáng tác âm nhạc tỉnh Yên Bái năm 2023.

Nhà báo Tào Khánh Hưng – Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng (Bộ Xây dựng) là một trong 3 tác giả đã vinh dự đạt giải Nhì (không có giải Nhất) Cuộc thi Sáng tác âm nhạc tỉnh Yên Bái năm 2023 với chủ đề "Yên Bái 65 năm làm theo lời Bác” và "Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với tác giả để hiểu rõ hơn về quá trình ra đời của ca khúc “Ngày Bác về” của anh.

Những hình ảnh rực rỡ mùa trung thu chỉ có ở Tuyên Quang

Người được mệnh danh “thần đồng thơ” một thuở tiết lộ: “Tôi có đến 3 bài thơ về trăng đều viết vào dịp trung thu. Đó là bài “Trông trăng”; “Trăng sáng sân nhà em”; “Trăng ơi từ đâu đến”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục