Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc năm 2023: Phát huy hiệu quả nguồn lực văn hóa địa phương

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/8/2023 | 3:06:56 PM

Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc năm 2023 đã khai mạc sáng nay (28/8), tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, điểm cầu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc năm 2023.
Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc năm 2023.

Tại hội nghị, Mô hình "Đội văn nghệ bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái" đã được phát biểu tham luận. 

Được biết, hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được tỉnh Yên Bái quan tâm chú trọng. Toàn tỉnh hiện có 132 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng các cấp (trong đó, 1 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia, 119 di tích cấp tỉnh). Toàn tỉnh hiện có trên 1.500 đội văn nghệ  quần chúng với hàng chục nghìn diễn viên không chuyên, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân. 

Đây là lần đầu tiên Bộ VHTT&DL tổ chức Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc nhằm nhận diện, giới thiệu các mô hình xây dựng môi trường văn hóa tiêu biểu; trao đổi nghiệp vụ quản lý Nhà nước về văn hóa; đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực văn hóa.

Hội nghị nhằm thiết thực triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Bộ VHTT&DL tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945 - 28/8/2023) và hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023).

Đây cũng là dịp để đội ngũ cán bộ làm công tác VHTT&DL và gia đình từ Trung ương đến địa phương ôn lại quá trình hình thành, phát triển, cống hiến của ngành văn hóa; đồng thời nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong việc thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xứng tầm với sự nghiệp đổi mới và truyền thống lịch sử vẻ vang ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Phát biểu định hướng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng đề nghị, Hội nghị này cần chú ý nhiều hơn đến chiều sâu của văn hóa trong tổng thể hoạt động của văn hóa khi đặt trong mối quan hệ gia đình, cộng đồng dân cư, trong các cơ quan, doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, văn hóa được hình thành trong những môi trường đó. Những vấn đề này đã được xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ, lấy địa bàn dân cư, địa bàn cơ quan, đơn vị là nơi để thể hiện văn hóa tác nghiệp; đề cao vai trò chủ thể là nhân dân, vai trò của nghệ sĩ, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

"Kết quả làm được như thế nào, cách làm sáng tạo của các địa phương ra sao và chúng ta có thể học hỏi được điều gì. Những vấn đề này cần phải được bàn thảo cụ thể, cần phải được thống nhất trong nhận thức để chúng ta vận dụng và thực hiện", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, cần phải xác định rõ những việc trọng tâm sắp tới tiếp tục làm gì để những kết quả hôm nay tiếp thêm nguồn lực. Đồng thời, trên tinh thần cầu thị, nghiêm túc, thẳng thắn chỉ cho nhau thấy những vấn đề cần phải nỗ lực hơn, quyết liệt hơn, quyết tâm hơn nữa, nhìn thẳng vào sự thật để tự đổi mới chính trong lĩnh vực chúng ta đang quản lý.

Bộ trưởng chia sẻ mong muốn sau chặng đường đã đi qua, phải tăng tốc, về đích càng sớm càng tốt và đó là mong muốn cháy bỏng của những người làm văn hóa.

Các đại biểu đã trao đổi nghiệp vụ quản lý Nhà nước về văn hóa; đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực văn hóa.

MQ - Chinhphu

Các tin khác
Những nét đặc sắc văn hóa dân tộc Thái tỉnh Yên Bái luôn được quan tâm giới thiệu tới công chúng trong và ngoài nước.

Thời gian qua, Yên Bái tập trung giới thiệu, quảng bá hình ảnh địa phương, con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập", những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc trong tỉnh để các địa phương trong và ngoài nước, các đối tác hiểu biết hơn về vùng đất và con người Yên Bái.

Chương trình nghệ thuật tôn vinh ngành Văn hóa.

Tối 27-8, chương trình nghệ thuật “Giai điệu Tổ quốc” nhân kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023) và kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945 - 28/8/2023), đã diễn ra hùng tráng, hấp dẫn tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội).

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ, xã Nghĩa Lợi múa xòe trong giờ học ngoại khóa.

Những năm vừa qua, chính quyền các cấp và các nghệ nhân dân gian, những già làng có uy tín trong đồng bào các dân tộc ở thị xã Nghĩa Lộ đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong gìn giữ các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Lê Hoàng Phương ở phần thi dạ hội và áo tắm đêm chung kết. Ảnh: Kiếng Cận

Người mẫu Lê Hoàng Phương 27 tuổi, quê Khánh Hòa, thắng vương miện Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 trong đêm chung kết 27/8.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục