Phát hiện nền điện Kính Thiên dày trên 3m

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/12/2023 | 9:11:51 AM

Khảo cổ học tại khu vực nền điện Kính Thiên năm 2023 đã thu được những kết quả vô cùng quan trọng, đó là địa tầng nền điện dày trên 3m với các lớp văn hóa liên tục từ thời Nguyễn đến thời Lê sơ.

Mặt bằng hiện trạng hố khai quật sau cổng Đoan Môn.
Mặt bằng hiện trạng hố khai quật sau cổng Đoan Môn.

Ngày 21/12, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên năm 2023 và Kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ từ 2011 đến nay tại Hoàng thành Thăng Long.

Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới năm 2010, từ năm 2011 đến nay, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Hội Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu khảo cổ học khu vực trung tâm (khu vực chính điện Kính Thiên) với tổng diện tích hơn 10.000m2.

Những cuộc khai quật đã thu được kết quả lớn trong việc tìm hiểu các giá trị của Di sản thế giới khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, đồng thời thu thập nhiều tư liệu mới mang tính xác thực cao góp phần nghiên cứu và khôi phục chính điện Kính Thiên. 

Hình ảnh nghiên cứu phục dựng điện Kính Thiên.

Năm 2023, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò tại khu vực phía Đông - Bắc di tích nền điện Kính Thiên với tổng diện tích hơn 1.000m2 tại 3 vị trí: Cục Tác chiến, nền điện Kính Thiên và Hậu Lâu. Đến nay, kết quả sơ bộ như sau:

Hố khai quật tại mặt bắc nhà Cục Tác chiến đã xuất lộ một số mảng sân Đan Trì cũng như dấu tích Ngự đạo nối tiếp kết quả khai quật năm 2022, móng nền kiến trúc thời Lý.

Vị trí trên nền điện Kính Thiên: Các hố đào thăm dò được mở trực tiếp trên nền điện Kính Thiên. Cho đến thời điểm hiện nay, tại vị trí các hố khai quật thăm dò, đã xuất lộ dấu vết kiến trúc thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX), thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII) và thời Lê sơ (thế kỷ XV - XVI). Về cơ bản, cuộc khai quật đã cung cấp hai thông tin quan trọng: Cấu trúc và mặt bằng nền móng của chính điện Kính Thiên thời Lê và thời Lê Trung hưng, thế kỷ XVII - XVIII.

Vị trí phía nam Hậu Lâu: Đã xuất lộ 2 lớp kiến trúc thời Lê Trung hưng, (thế kỷ XVII - XVIII) và Lê sơ (thế kỷ XV - XVI). Thời Lê Trung hưng, thời Trần (thế kỷ XIII- XIV) gồm có đường đi, nền gạch, móng cột, móng bó nền… Các dấu tích này có mối quan hệ với những dấu tích đã khai quật năm 2021, liên quan đến các cung điện của nhiều thời kỳ ở khu vực này.

Bên cạnh các dấu tích kiến trúc, cuộc khai quật cũng thu được nhiều loại hình di vật gạch, ngói, gốm men, gốm sành liên quan đến quá trình phát triển kiến trúc và đời sống Hoàng cung nơi đây.

Khảo cổ học tại khu vực nền điện Kính Thiên năm 2023 đã thu được những kết quả vô cùng quan trọng; đó là địa tầng nền điện dày trên 3m với các lớp văn hóa liên tục từ thời Nguyễn đến thời Lê sơ. Trong tầng văn hóa có một phần dấu tích của điện Long Thiên thời Nguyễn và điện Kính Thiên thời Lê đã được xác định. Điều này cho thấy, các dấu tích chính điện còn được bảo lưu rất tốt dưới lòng đất. 



Để phát huy giá trị di tích, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Viện Khảo cổ học lựa chọn 2 hố khai quật tiêu biểu, phản ánh chân xác và sinh động dấu tích của tòa chính điện Kính Thiên thời Lê để trưng bày tại chỗ giới thiệu đến toàn thể nhân dân cùng du khách trong và ngoài nước.

Trưng bày sử dụng hệ thống pano, video clip, ánh sáng nhằm diễn giải ngắn gọn, súc tích nhất về quá trình xây dựng, hình thành và phá hủy điện Kính Thiên, cũng như việc nghiên cứu phát lộ và tái hiện bằng hình ảnh 2D, 3D di tích quan trọng này trong những năm vừa qua.

Thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học xây dựng Chiến lược khảo cổ học tại khu vực Trục Trung tâm Hoàng thành Thăng Long trong đó trọng tâm là chính điện Kính Thiên và không gian chính điện Kính Thiên.

Ngoài ra, cần nghiên cứu khu vực Nội điện (phía sau điện Kính Thiên) nơi làm việc hằng ngày của nhà vua. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học giai đoạn này có vai trò trọng yếu mang lại những căn cứ xác thực cho chiến lược diễn giải di sản, hướng tới phục dựng chính điện Kính Thiên và không gian chính điện Kính Thiên.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Khách tham quan trưng bày.

Từ ngày 21-12-2023 đến 20-4-2024, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Trưng bày chuyên đề “Vì lợi ích trăm năm trồng người” nhằm giới thiệu tới công chúng di sản và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục.

Tác phẩm 'Đường kách mệnh' của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc do Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông ấn hành lần đầu tiên tại Quảng Châu (Trung Quốc), năm 1927.

Nhân kỷ niệm 65 năm ra đời tác phẩm Đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/1958-12/2023), hướng tới kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2024), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề Những hạt giống đỏ.

Bộ sách văn học thiếu nhi “Miền dâu dại”.

Bộ sách văn học thiếu nhi kinh điển “Miền dâu dại” được Crabit Kidbooks tái bản với ấn bản đặc biệt, được thiết kế đẹp kèm hộp cứng.

Tác phẩm “Bay lên Việt Nam” của tác giả Bùi Cương Quyết, Ban Biên tập Ảnh, Thông tấn xã Việt Nam giành Giải Nhất.

Cuộc thi Ảnh và Video "Happy Vietnam 2023" đã khép lại với 28 tác phẩm được trao giải thưởng, trong đó tác phẩm của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam giành Giải Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục