69 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2023

9 tác phẩm của 9 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và 60 tác phẩm của các tác giả là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố đã xuất sắc đoạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2023.
Ngày 4/1, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2023.
Năm 2023, Hội đồng giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã trao 9 giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc do các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương giới thiệu, gồm: tác phẩm múa "Lụa mây", biên đạo Nghệ sỹ Nhân dân Phạm Anh Phương; bộ ảnh "Hạt vàng" gieo những niềm vui của tác giả Nguyễn Hiền Thanh; sách chuyên khảo "Nghệ thuật viết kịch bản phim truyện truyền hình" của PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú; tác phẩm mỹ thuật "Thủy Phủ", sơn trên capo của tác giả Trịnh Minh Tiến; công trình Nhà văn hóa bản Bạch Sơn, xã Cam Lâm, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An do kiến trúc sư Công Nguyễn chủ trì thiết kế; ca khúc "Inh lả về Điện Biên đấy" của nhạc sỹ Vương Khon; sưu tầm, nghiên cứu "Văn hóa dân gian biển – đảo xứ Thanh" của tác giả Hoàng Bá Tường; hợp xướng "Dáng đứng Ấp Bắc" của tác giả Chung Hữu Phú; tập tiểu luận phê bình văn học thiếu nhi "Dòng chảy lấp lánh" của tác giả Nguyễn Thanh Tâm.
Trong năm 2023, Hội đồng giải thưởng nhận được 372 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả thuộc 58/63 Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố gửi tham dự. Kết quả, có 60 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 4 giải A, gồm: tranh acrylic "Ký ức” (Huỳnh Minh Ngọc, An Giang); tập thơ "Một ngày từ bên trong” (Minh Anh, Thành phố Hồ Chí Minh); bộ ảnh "Hoàng hôn Sài Gòn” (Trần Ngọc Dũng, Thành phố Hồ Chí Minh); tập tản văn "Làm rể miền Tây” (Nguyễn Hội, Long An). Bên cạnh đó, Ban Tổ chức còn trao 14 giải B, 19 giải C, 18 giải Khuyến khích và 5 giải dành cho tác giả trẻ.
Phát biểu tổng kết, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khẳng định, Giải thưởng Văn học nghệ thuật của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là giải thưởng thường niên, đến nay đã tròn 30 mùa, ngày càng mở rộng về quy mô, tập hợp sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ trên cả nước. Hội đồng giải thưởng lựa chọn được những tác phẩm có chất lượng tốt nhất về nội dung và nghệ thuật, đồng thời, vẫn bảo đảm và tôn trọng tính chất tập hợp đội ngũ, phát hiện, bồi dưỡng lực lượng trẻ qua mỗi lần trao giải.
Theo PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, những tác phẩm đoạt giải đều đã được xuất bản, tham gia triển lãm hoặc được công bố, trình diễn, được công chúng ghi nhận và báo chí đề cập đến. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật của các tác giả là hội viên của các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố vẫn duy trì và đi theo khuynh hướng truyền thống. Các tác giả trẻ có tìm tòi, đổi mới trong thể hiện nhưng nội dung, chủ đề vẫn bám sát đời sống, hướng đến nét đẹp truyền thống và đạo lý của dân tộc.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm chúc mừng, biểu dương các tác giả đã xuất sắc được giải thưởng. Đồng chí Trần Thanh Lâm khẳng định, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành đã có rất nhiều sáng tạo, tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh sáng tạo của văn nghệ sĩ, để khích lệ các tác giả tiếp tục có tác phẩm hay, xuất sắc, phản ánh trung thực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đất nước.
Đồng chí Trần Thanh Lâm cho biết, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo tổ chức các hoạt động tổng kết nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất. Đây là dịp để các văn nghệ sĩ nước nhà nhìn lại những thành tựu cống hiến trong nửa thế kỷ, đồng thời, đặt ra những nhiệm vụ mới trong sáng tác, để có tác phẩm xứng tầm với cơ đồ, tiềm lực, sự nghiệp đổi mới đất nước.
(Theo ĐCSVN)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw