Tái hiện hào khí Tây Sơn ở lễ kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/2/2024 | 6:35:49 AM

Tối qua (13/2), Mùng 4 Tết Giáp Thìn 2024, tỉnh Bình Định tổ chức lễ hội kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, hướng về cội nguồn, tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các văn thần, võ tướng nhà Tây Sơn.

Chương trình nghệ thuật lễ hội kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2024)
Chương trình nghệ thuật lễ hội kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2024)

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vang dậy non sông cách đây đã 235 năm nhưng mỗi mùa xuân đến, nhiều thế hệ người dân Việt Nam vẫn bồi hồi nhớ lại chiến công thần tốc năm ấy dưới sự chỉ huy tài ba của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Ông Nguyễn Văn Tầm (72 tuổi), trú xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định cho biết, lễ hội kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa không chỉ là dịp để người dân và chính quyền ôn lại tinh thần của cuộc tiến công thần tốc và chiến tích chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, mà còn làm sống dậy hào khí Tây Sơn gắn liền với tên tuổi của các vị tướng lĩnh kiệt xuất.

"Mỗi năm đến Mùng 4 Tết là người dân đi xem lễ. Về ý nghĩa của chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là chiến thắng quân Thanh năm 1789, nhắc nhở con cháu sau này luôn nhớ truyền thống của anh hùng Quang Trung, khuyến khích con cháu noi theo sự anh hùng của dân tộc ta”, ông Nguyễn Văn Tầm nói.

Tại lễ hội kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Ban Tổ chức đã sử dụng các phân cảnh tái hiện hào khí Tây Sơn, đặc biệt là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đó là chiến thắng được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của phong trào nông dân kết hợp với truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết của cả dân tộc, chiến thắng của quyết tâm và ý chí "Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định cho biết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Định tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết và truyền thống cách mạng vẻ vang, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

"Những bước tiến thần tốc, táo bạo đã làm nên chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lẫy lừng vào mùa xuân huyền thoại năm 1789. Thì nay, cũng với tinh thần bất diệt ấy, thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi kêu gọi Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong tỉnh tăng cường đoàn kết, đồng tâm nhất trí, đổi mới trong cách nghĩ, quyết liệt trong cách làm, phấn đấu xây dựng quê hương Bình Định ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu của khu vực miền Trung như Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh đã đề ra", ông Nguyễn Tuấn Thanh cho biết.

(Theo VOV)

Các tin khác

Trong 2 ngày 13 – 14/2 (tức mùng 4, 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn), xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên tổ chức Lễ hội Đình Làng Dọc năm 2024. Đây là lễ hội dân gian mang đậm sắc thái của người Kinh và người Tày cổ, là dịp để cầu cho mạ xanh lúa tốt, cuộc sống an lành, nhà nhà no ấm, hạnh phúc.

Tết không chỉ là dịp mừng đón mùa xuân mới mà còn là dịp sum họp, mong ai cũng được đủ đầy hạnh phúc.

Tết và các phong tục của Tết đã ra đời cả nghìn năm trước, với xuất phát điểm từ một xã hội nông nghiệp. Cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, lối sống, nhu cầu của từng cá nhân, gia đình cũng có nhiều thay đổi. Bởi thế cách gìn giữ, lan tỏa giá trị của Tết chính là đi tìm sự thích ứng, hài hòa để những nét đẹp văn hóa truyền thống được nối dài và tiếp tục phát huy trong xã hội hiện đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục