Kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô tại Cổ Loa

  • Cập nhật: Thứ bảy, 20/4/2024 | 9:42:26 AM

Tối 19/4, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).

Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống tại lễ kỷ niệm 1085 năm vua Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa.
Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống tại lễ kỷ niệm 1085 năm vua Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa.

Cách đây 1085 năm, sau chiến thắng oanh liệt, đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mùa Xuân năm 939 đức vua Ngô Quyền xưng vương, lập ra nhà Ngô, chọn Cổ Loa làm Kinh đô, với ý nghĩa nối tiếp sự nghiệp dựng nước đời Hùng Vương, An Dương Vương, tạo nên bước ngoặt vĩ đại của lịch sử, chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm, mở ra kỷ nguyên phát triển của quốc gia độc lập, tự chủ, trên đất nước Việt Nam. Đức vua Ngô Quyền đã được lịch sử tôn vinh là vị Tổ Trung hưng của dân tộc Việt Nam.

Để tỏ lòng thành kính, sự biết ơn sâu sắc tưởng nhớ công lao to lớn của đức vua Ngô Quyền, huyện Đông Anh đã chủ động đề xuất vị trí, địa điểm xây dựng Đền thờ và được Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND TP Hà Nội thống nhất, phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 298,4 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành, Lễ hội Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa sẽ trở thành lễ hội văn hóa truyền thống hàng năm, được tổ chức vào ngày 12/3 âm lịch, mang ý nghĩa nối nghiệp quốc thống, tỏ rõ ý nguyện tiếp tục sự nghiệp dựng nước, giữ nước thời Văn Lang - Âu Lạc, ngay sau ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3.

"Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương, định đô ở Cổ Loa được tổ chức tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa là hoạt động cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về tiếp tục giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo, phát triển văn hóa truyền thống.

Đây cũng là dịp để chúng ta tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, cách mạng, giá trị di sản văn hóa của khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa - nơi hai lần là Kinh đô nước Việt” - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh.

(Theo Kinhtedothi)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục