Tác giả ca khúc "Bài ca đất Phương Nam" qua đời

Theo thông tin từ gia đình, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng như Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Bên tượng đài Bác Hồ, Hãy yên lòng mẹ ơi, Tiếng cồng vượt thác, Bài ca đất Phương Nam, Chú bé đi tìm cha … đã qua đời sau thời gian bệnh nặng, hưởng thọ 89 tuổi.
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ tên thật là Lê Văn Gắt sinh năm 1936 tại Thủ Dầu Một (Bình Dương). Ông tham gia hoạt động cách mạng từ sớm. Sau Hiệp định Genève (1954), ông tập kết ra Bắc, tham gia lực lượng Thanh niên xung phong. Do có năng khiếu về âm nhạc nên ông theo học và tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, công tác ở Đoàn ca múa miền Nam.
Năm 1970, Lư Nhất Vũ được phân công trở về miền Nam, công tác ở Tiểu ban Văn nghệ giải phóng. Sau ngày đất nước thống nhất, nhạc sĩ được phân công về công tác ở Viện Nghiên cứu Âm nhạc (sau này là Viện Văn hóa Nghệ thuật tại TPHCM) và lần lượt giữ các vị trí: Phân viện trưởng Phân viện Âm nhạc tại TPHCM, Ủy viên Ban thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hội Âm nhạc TPHCM, Đảng ủy viên Khối cơ sở Bộ Văn hóa Thông tin.
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đã để lại nhiều dấu ấn qua các ca khúc như Bên tượng đài Bác Hồ, Hãy yên lòng mẹ ơi, Tiếng cồng vượt thác, Bài ca đất Phương Nam, Chú bé đi tìm cha.. được công chúng yêu thích.
Sau ngày đất nước thống nhất, vợ chồng Lê Giang - Lư Nhất Vũ tham gia thực hiện nhiều công trình sưu tầm, biên khảo về dân ca vùng miền có giá trị lâu bền như Dân ca Bến Tre, Tìm hiểu dân ca Nam bộ, Dân ca Kiên Giang, Dân ca Cửu Long, Dân ca Hậu Giang, Dân ca Sông Bé…
Tháng 9/2024, do bị té ngã cầu thang, Lư Nhất Vũ được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Di chứng sau đó khiến nhạc sĩ không đi lại được.
Gia đình nhạc sĩ Lư Nhất Vũ cho biết ông đã trút hơi thở cuối lúc 9h30 sáng 29/3 tại Bệnh viện Nhân dân 115, thọ 89 tuổi. Tối cùng ngày, lễ nhập quan được tổ chức, sau đó linh cữu của nhạc sĩ được đưa về Nhà tang lễ quốc gia phía Nam (số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 2, quận Gò Vấp). Lễ động quan sẽ diễn ra vào lúc 6h ngày 2/4.
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 cùng nhiều giải thưởng huân chương, huy chương khác, trong đó có Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh, Giải thưởng Vì sự nghiệp văn hóa - giáo dục...
(Theo TPO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw