Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia "Lễ hội điện Huệ Nam"

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam, tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế.
Ngày 30/3, tại di tích Nghinh Lương đình, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia "Lễ hội điện Huệ Nam.”
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế Phan Thanh Hải cho biết trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Lễ hội điện Huệ Nam vẫn được tổ chức theo các nghi thức cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa dân gian Việt Nam. Đây cũng là dịp mà nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (Di sản Văn hóa Phi Vật thể đã được UNESCO ghi danh) được thể hiện một cách độc đáo.
Huế vinh dự và tự hào khi có thêm một di sản được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia. Đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị bền vững.
Thời gian tới, thành phố Huế sẽ quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của Di sản phi vật thể quốc gia: "Lễ hội điện Huệ Nam” trong bối cảnh xã hội đương đại.
Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam, tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế. Đây là một lễ hội dân gian nhưng lại pha trộn yếu tố văn hóa cung đình rất độc đáo của xứ Huế.
Trải qua quá trình hình thành, phát triển lâu dài, lễ hội ngày càng thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham dự.
Giai đoạn đầu, lễ hội chỉ diễn ra trong phạm vi điện Huệ Nam, sau có sự tham gia của dân làng Hải Cát và dần dần phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Ngày nay, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam mang sắc thái của các Thánh môn đệ tử thờ Mẫu ở Việt Nam, trở thành sản phẩm văn hóa tiêu biểu cho vùng đất Huế và lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều vùng miền trong cả nước.
Lễ hội được tổ chức đều đặn một năm hai lần vào tháng Ba và tháng Bảy Âm lịch.
Lễ hội với các hình thức quan trọng là lễ cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị tại Thánh đường 352 Chi Lăng thông qua nghi lễ rước bằng đường bộ, đường thủy, lễ Cáo yết, lễ Chánh tế tại điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát; sinh hoạt tín ngưỡng, thực hiện nghi lễ hầu đồng trên các bằng án.
Lễ hội truyền thống này đã đưa mọi người xích lại gần nhau hơn, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội điện Huệ Nam là một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, nhằm thỏa mãn những nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của địa phương.
Lễ hội là sự biểu thị đức tin của con người trong không gian tâm linh, nhằm bày tỏ đạo lý "uống nước nhớ nguồn,” lòng ngưỡng vọng với thần linh bằng các hoạt động đáp tạ cụ thể, tạo nên phương tiện kết nối giữa con người với thế lực siêu nhiên.
Những nghi thức như lễ cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị, lễ cáo yết, lễ chánh tế, hầu đồng cũng như những lễ vật mà con người dâng lên Thánh Mẫu là những sản vật do chính họ làm ra từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi hoặc đánh bắt được,… là minh chứng sinh động của sự kính trọng thánh môn đệ tử đối với đấng thần linh. Thông qua phần hội, ranh giới giữa thần linh với người trần có sự xích lại gần nhau hơn.
Những hình thức như lễ tế cổ truyền, rước Mẫu, hát văn, hầu đồng được thể hiện trong lễ hội điện Huệ Nam được coi là một bảo tàng sống lưu giữ lịch sử, văn hóa qua thời gian. Đó là kho tàng truyền thuyết, huyền thoại gắn liền với các vị Thánh Mẫu và chư vị trong tín ngưỡng thờ Mẫu; là môi trường sống của những hình thức tế lễ, diễn xướng với âm nhạc, ca múa, các hình thức, trang trí, các quan niệm nhân sinh, ẩm thực, cách mặc truyền thống của người Việt.
Với những giá trị độc đáo, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống "Lễ hội điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(Theo Vietnam+)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

fb yt zl tw