Trò chơi dân gian Tó Cối
- Cập nhật: Thứ ba, 8/1/2008 | 12:00:00 AM
Trò chơi dân gian Tó Cối của dân tộc Tày - Thái là một trò chơi vận động đơn giản không cần tới dụng cụ phụ trợ. Tó là thi đấu, Cối là gối (đấu nhau bằng đầu gối trên một chân tiếp đất). Chính vì nó đơn giản, mộc mạc, dễ chơi và chơi ở đâu, vào lúc nào cũng được nên trò chơi này được đông đảo các em thiếu niên và thanh niên trong làng, bản hay chơi.
Trò chơi Tó Cối được tổ chức vào dịp lễ hội, bản làng, Xên Mường hay Tết Xíp Xít (14/7 âm lịch). Trò chơi dân gian Tó Cối đơn giản, dễ chơi được tổ chức ở bãi đất làng, bãi cỏ hay trên những thửa ruộng mới.
Cách chơi nguyên bản cổ truyền như sau:
- Đối kháng trực tiếp hai người thi đấu cá nhân phân thắng bại 3 keo, ai thắng 2 là thắng cuộc, 2 vận động viên cởi trần mặc quần ngắn vào sân chơi. Khi có lệnh hô chuẩn bị thì 2 vận động viên chân thuận tiếp đất, chân không co lên gập khuỷu gối co cẳng chân về phía sau, bàn tay bên chân có vòng ra sau nắm lấy cổ chân, gối co giương ra phía trước sẵn sàng thi đấu.
Khi trưởng trò hô "bắt đầu", hai vận động viên tiến sát vào nhau tỳ vai, dùng gối thúc vào đối phương, nếu bị trúng đòn gối chính diện vào hông, đùi đối phương sẽ loạng choạng mất thăng bằng hoặc ngã, hoặc tay giữ cổ chân rời ra, bàn chân tiếp đất, tay rời cổ chân là thua. Vì vậy, khi bị đối phương tấn công, người bị tấn công phải thế thủ bằng cách lò cò né tránh khi ở thế bất lợi, hoặc rời xa không cho đối phương tấn công.
- Các hiệp đấu không kể thời gian, vì vậy gây nên mệt mỏi quá sức khi trận đấu cân bằng thể lực, kỹ thuật vv. ....
- Các trận đấu không kể đối tượng, cân nặng xếp đôi tuỳ ý.
- Sân đấu không quy định về diện tích và không gian. Chính 3 nhược điểm này làm cho các trận đấu không cân bằng.
Cải tiến trò chơi Tó Cối:
- Sân thi đấu được quy định là một vòng tròn có đường kính là 2m (vòng tròn kẻ bằng vôi bột).
- Hai vận động viên cùng đối tượng, không chênh nhau quá 5 kg.
- Thi đấu hai hiệp, ai thắng 2 là người thắng cuộc. Nếu 3 hiệp không phân thắng bại thì tính điểm. Chú ý mỗi hiệp hai phút, giữa hiệp nghỉ một phút.
- Cách tính điểm như sau: trúng một đòn gối tính 1 điểm (vào bất bộ phận nào của cơ thể), chân trục rời khỏi vòng tròn tính thua 1 điểm.
- Thua trực tiếp: tay rời cổ chân, ngã, 2 chân tiếp đất.
Những quy định về luật chơi sẽ tạo cho trò chơi sự công bằng. Thể hiện được sức mạnh, khéo léo và có ý thức trong sử dụng kỹ thuật, chiến thuật chơi để chiến thắng đối phương. Nếu không thắng trực tiếp thì thắng gián tiếp bằng số điểm ghi được. Việc quy định bằng thời gian sẽ tạo cho hai vận động viên phải thi đấu tích cực để giành điểm, giành chiến thắng.
Trong sân chơi hình tròn có đường kính 2m buộc các vận động viên phải chủ động tấn công nếu không sẽ bị tấn công ra khỏi vòng tròn sẽ mất điểm.
Trò chơi dân gian Tó Cối không cần dụng cụ chơi, sân chơi hẹp, phát triển tính năng động, vận động, phổ biến rộng rãi sẽ được nhiều người yêu thích tập luyện và thi đấu.
(Theo Văn hoá Lào Cai)
Các tin khác
YBĐT - Dân tộc Mông gồm nhiều nhóm và có tên gọi khác nhau như Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng, Mông Xanh... Hiện nay ở Yên Bái người Mông cư trú chủ yếu ở hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và một số xã vùng cao của các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên.
Miền núi Tây Bắc Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hoá vùng cao ít nơi nào có được, vì thế luôn hấp dẫn khách du lịch xa gần. Dưới đây là vài nét về những kiểu cầu hôn có một không hai của thanh niên dân tộc ít người ở nơi này.
YBĐT - Nhà sàn của người Thái cổ Tây Bắc là một công trình kiến trúc tài hoa, hòa đồng giữa các yếu tố: Thiên - Địa - Nhân, thể hiện một trình độ phát triển cao nhận thức về vũ trụ, về cuộc sống và trình độ thẩm mỹ đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
YBĐT - Ngày Tết, mỗi vùng đất khác nhau, mỗi dân tộc cũng có những cách để chia sẻ và bày tỏ những khát vọng sống. Song tất cả đều thể hiện những giá trị tinh thần thiêng liêng và cao đẹp. Tết của người Mông cũng vậy, được bố mẹ cho ra ở riêng, năm nay là cái tết đầu tiên Mùa A Thử ở xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn phải tự lo liệu mọi thủ tục theo truyền thống của dân tộc mình.