Mùa xuân gặp nghệ nhân đàn tính

  • Cập nhật: Chủ nhật, 10/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - Một giọng hát then trong trẻo hòa cùng nhịp đàn tính tẩu khoan thai, du dương hòa quyện với thanh âm dìu dặt của đất trời:

Thiếu nữ với cây đàn tính. (Ảnh: Hoàng Đô)
Thiếu nữ với cây đàn tính. (Ảnh: Hoàng Đô)

Chú ở đâu về, bản xa hay bản gần
Em ở đâu lại, năm mới có khỏe không?
Chú đi hái hoa đường xa đâu tới
Em bước dép hồng đường gần đâu lại?

Đó là lời hát chào khách đến nhà của ông Đinh Văn Riêng thôn 3, xã Hưng Khánh (Trấn Yên). Nay ông đã bước vào tuổi 65, song vẫn dáng người tầm thước tóc điểm hoa râm, khuôn mặt hồng hào, đôn hậu. Vốn là một nhà giáo song mọi người còn biết đến ông là một nghệ nhân đóng đàn tính rất giỏi.
Tôi còn nhớ những ngày ông dạy ở trường tiểu học Bát Lụa, trên một quả đồi, học trò phần nhiều là con em đồng bào Dao, ông đã dành trọn đời mang cái chữ đến cho những em bé vùng cao ngày ấy. Vậy mà thời bao cấp khốn khó, cái cối xay, cối giã gạo là vật dụng không thể thiếu với mỗi gia đình nông dân, thậm chí giáo làng thì ông còn là người đóng cối xay tre rất giỏi. Khách đến nhà ông đặt đóng cối cứ nườm nượp. Thế mà giờ ông lại nổi tiếng với nghề đóng cây đàn tính tẩu.

Bắt đầu là chuyện ông say mê với hát then, múa then, khắp hới... của dân tộc mình. Tiếng nhạc, tiếng tính, lời khắp đã đi vào tâm khảm, ông lúc nào không hay. Rồi ông mới vỡ lẽ: khắp then có khắp hới, khắp chấm rướn, khắp báo thao, khắp chấm tồng...; múa then có nhịp một, nhịp ba, nhịp bảy với nhiều điệu khác nhau: Dậm thuông, Dậm gậy, Dậm mật v.v... Khắp then cần nhất phải có cây đàn tính tẩu và chùm mác-ríng (chùm nhạc). Thế là ông tìm tòi cách đóng cây đàn tính để học đánh đàn tính, học hát khắp.

Ông hào hứng đưa tôi vào gian nhà trong thăm "xưởng" đóng đàn. Gọi là xưởng cho vui chứ thực ra chỉ có một hộp gỗ đựng dụng cụ, một cái nong đựng vật liệu làm đàn tính như những mảnh gỗ, đoạn gỗ, những cán đàn mới xẻ... Bên vách nhà treo hàng loạt quả bầu đàn (móc tẩu tính)... Ông tâm sự về đóng đàn tính: cán tính (thân cây tính) phải chọn gỗ thớ thẳng, bốn mùa cây không bị cong, tốt nhất là cây thản keo (cây lọng). Bầu đàn phải chọn quả già, cỡ vừa phải sấy gác bếp cho hết ẩm. Tép đàn (mặt đàn) phải dùng loại gỗ dẻo, bào nhẵn. Dây đàn tốt nhất là làm bằng tơ tằm... Đồ nghề trong hộp gỗ đa phần do ông tự chế: dùi, đục, bào, dao to, dao nhỏ..., có khi chế từ một đoạn lưỡi cưa gẫy bỏ đi, rồi những mảnh kính thủy tinh vỡ...

Nhớ lại lúc đóng được chiếc đàn tính đầu tiên, năm ông mới 25 tuổi, phải hàng mấy tháng mới xong. Say mê cây đàn tính, ông bền bỉ tìm tòi, sáng tạo rồi đến các cụ già trong bản để học hỏi. Biết cây đàn tính có thể đánh bằng 2 dây hoặc 3 dây đều được, ông còn biết có thể chỉnh âm thanh đàn qua quả bầu khi chế tác, có cây đàn phải để lỗ đáy quả bầu, có cây không, tùy theo độ to nhỏ của mỗi quả bầu... Về số lượng đàn tính ông đã đóng, ông nói, chỉ đếm đến chiếc đàn tính thứ hai mươi rồi không đếm nữa...

Nhiều người tìm đến mua đàn tính của ông. Nhiều chiếc ông đã biếu kỷ niệm cho anh em, bạn bè gần xa. Những cây đàn tính của ông đã được đưa đến khắp làng xa bản gần, các đội văn nghệ khác như đi lên đến sân khấu Mường Lò (Lục Yên), thành phố Yên Bái và vào đến cả Tây Nguyên xa lắc..., là cây đàn đưa bao lời ca tiếng hát khắp, hát then của các cô gái, chàng trai đến với bản làng. Cây đàn tính của nghệ nhân Riêng là "con thuyền chở âm thanh", giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chơi đàn thì nhiều người biết chứ đóng đàn trên đất Yên Bái này có lẽ không nhiều. Ông Riêng là một tài sản quý.
Tôi rời khỏi nhà ông trong tiếng khắp tiễn khách (chiếng khéc) và tiếng đàn khoan thai của ông:

Lại nhà nhé... em khỏe như con gà chọi
Lại nhà nhé, chú mạnh như con gà tắc
Cấy lúa, lúa được nhiều cum
Làm ruộng, thóc được nhiều gánh...".

Hà Ngọc Thủy

Các tin khác
Kiểm tra hộp

YBĐT - Sau khi hoàn tất các nghi thức bên nhà gái là lễ đón dâu về nhà chồng. Trước giờ đón cô dâu về nhà chồng là nghi thức cho con gái của hồi môn và nghi thức hát "Tơm" xin dâu. Của hồi môn cho con gái gồm 12 chiếc gối, 7 bộ chăn đệm, 1 đôi chiếu, 1 đệm ngồi, 1 bộ riđô màn cưới, 40 bát ăn cơm, 2 mâm, 1 tủ đứng, 1 hòm… Sau khi đã chuẩn bị của hồi môn, bà Mờ bên nhà trai hát "Tơm" xin dâu đối đáp với bên nhà gái.

Nhiếp ảnh gia người Anh Tim Hetherington đã đoạt giải thưởng cao nhất - giải Ảnh báo chí của năm với tác phẩm “Sự mệt mỏi của một người đàn ông và sự mệt mỏi của một quốc gia” với khoản tiền thưởng 10.000 euro (14.500 USD).

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu được trong lễ cưới của người Khơ Mú.

YBĐT - Lễ cưới truyền thống của người Khơ Mú có nhiều lễ thức khác nhau như: Lễ thức tự do yêu đương tìm hiểu, dạm hỏi, đặt mối, nghi thức xin ở rể, lễ cưới và lễ lại mặt. Người Khơ Mú có tục cưới rể từ một năm trở lên tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nhà. Khi gia đình nhà gái cho phép thì nhà trai sẽ tổ chức lễ cưới đón con dâu và con trai về nhà.

YBĐT - Tết đến, xuân sang, đất trời như bừng lên, vạn vật được tiếp thêm mầm sống, đâm chồi nảy lộc đua nhau khoe sắc, người người nét mặt hân hoan, tràn ngập niềm vui, ngàn hoa đua nở. Và, tất cả như bừng lên giữa tiết trời vào xuân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục