Phục chế trang phục biểu diễn Nhã nhạc Huế
- Cập nhật: Thứ hai, 17/3/2008 | 12:00:00 AM
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã phối hợp với nhà nghiên cứu Trịnh Bách đã tiến hành phục chế trang phục biểu diễn Nhã nhạc Huế (hay còn gọi là vũ phục cung đình Huế).
Việc phục dựng này nằm trong Kế hoạch Hành động Quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc Huế do UNESCO tài trợ thông qua Quỹ uỷ thác Nhật Bản.
Trong giai đoạn 1, dự kiến kết thúc vào quý 1/2008, nhà nghiên cứu Trịnh Bách sẽ phục chế trang phục múa Bát dật gồm 64 áo, mão Trấn thủ Bát dật võ; 64 áo, mão Giao lĩnh Bát dật văn. Giai đoạn 2, thực hiện trong quý 2 và quý 3/2008, ông Trịnh Bách sẽ phục chế 15 áo Đại nhạc, 15 áo Tiểu nhạc.
Các mẫu phục chế vừa được nhà nghiên cứu Trịnh Bách giới thiệu với Ban điều hành Dự án Nhã nhạc và Hội đồng khoa học nghệ thuật Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế xem xét, thông qua và tiến hành phục chế theo số lượng đã hợp đồng với Trung tâm.
Để phục chế các trang phục này, nhà nghiên cứu Trịnh Bách đã dựa theo tư liệu lịch sử và lời kể của một số nhân chứng để thiết kế lại theo đúng các mẫu y phục xưa, kể cả việc đặt dệt thủ công các loại vải nguyên liệu cho y phục múa Bát dật và các loại vũ phục cung đình khác.
Vào giai đoạn cuối triều Nguyễn, vũ phục cung đình Huế dần biến đổi, mai một và đã hàng chục năm qua không còn ai sản xuất nên có thể xem như thất truyền. Theo nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân, thì ngoài vũ phục, hiện nay việc phục chế các loại hia hài của vua và gia đình hoàng tộc, của các quan lại triều đình xưa cũng khó vì những người thợ thủ công cuối cùng của Huế hiện cũng không còn.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Tham dự triển lãm tem châu Á - Thái Bình Dương - Ðài Bắc 2008, Việt Nam có ba bộ trưng bày tem của ba nhà sưu tập và đều đoạt giải. Tại Triển lãm tem châu Á - Thái Bình Dương - Ðài Bắc 2008 từ ngày 7 đến 11-3-2008, có 24 nước thuộc các châu Á - Thái Bình Dương, Úc, Phi, nhiều tác giả với hơn 1.000 khung tem tiêu chuẩn tham dự.
Mới đây, bộ ngoại giao Nhật Bản thông báo, chú mèo máy Đô rê mon đã được bổ nhiệm vào chức đại sứ truyện tranh đầu tiên của Nhật Bản.
Một chương trình vận động có quy mô lớn nhất từ trước đến nay để bình chọn cho vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới đã chính thức được triển khai tối 14/3 tại Hà Nội.
YBĐT - Cái hay của truyện ngắn “Sao tổn khuống” trước hết là sự ám ảnh của hình tượng văn học, là sự linh hoạt trong bút pháp hiện thực – huyền ảo. Nội dung của truyện đã đề cập những vấn đề lớn của cuộc sống hôm nay ở miền núi. Đó là cuộc sống còn nhiều khó khăn về vật chất, nhưng lại đầy ắp những giá trị văn hóa. Ở đó, con người và thiên nhiên hòa quyện với nhau, nương tựa vào nhau, tạo nên sự trường tồn hàng nghìn năm qua.