Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc

Chiếc đèn trong cặp đèn lớn nhất Việt Nam

Ngày thứ hai của Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) 15-5, hàng trăm bài tham luận của các đại biểu Phật giáo đã được trình bày tại bảy cuộc hội thảo nhóm xung quanh chủ đề "Phật giáo với xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" tại Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội.

Các chủ đề hội thảo nhằm vào các vấn đề toàn cầu: Vai trò của Phật giáo trong việc ngăn ngừa chiến tranh, Sự đóng góp của Phật giáo về công bằng xã hội, Phật giáo nhập thế và sự phát triển, Chăm sóc môi trường: giải pháp của Phật giáo về sự thay đổi khí hậu, Vấn nạn gia đình và giải pháp của Phật giáo...

Lễ cầu hòa bình và quốc thái dân an sẽ được tổ chức trong vòng một giờ, bắt đầu từ 19g ngày 16-5, ngay sau lễ bế mạc Vesak tại Trung tâm hội nghị quốc gia. Lễ cầu nguyện được tổ chức với 12.000 ngọn nến và 12.000 người bao gồm tăng ni phật tử và các bậc tôn túc, các học giả, trí thức từ những đoàn Phật giáo trong và ngoài nước cùng tham dự.

Bên cạnh đó, thông tin từ ban tổ chức vừa cho biết có thêm 11 kỷ lục Phật giáo được xác lập tại Vesak 2008. 11 kỷ lục do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) xác lập, bao gồm: hội thảo Phật giáo lớn nhất với trên 5.000 người tham gia từ 600 phái đoàn quốc tế của trên 80 nước; buổi tiệc chay lớn nhất dành cho 5.000 người; khinh khí cầu kỷ niệm ngày Phật đản lớn nhất thế giới; lá cờ Phật giáo có nhiều chữ ký nhất; lễ trồng nhiều cây bồ đề nhất (100 cây do phái đoàn Phật giáo các nước tặng Trung tâm du lịch chùa Bái Đính, Ninh Bình); quả cầu có nhiều lá cờ các nước nhất; vở cải lương về cuộc đời đức Phật có số lượng DVD ấn tống nhiều nhất; lễ thắp nến cầu nguyện hòa bình thế giới với 20.000 người từ 80 nước tham dự; bản giao hưởng - hợp xướng Khai giác dài nhất ở Việt Nam với 500 người cùng trình diễn; cặp đèn lớn nhất Việt Nam do chùa Hoằng Pháp cúng dường đại lễ, cao 12m, nặng 10 tấn; cuộc triển lãm ảnh Phật giáo nhiều nhất Việt Nam (khoảng 1.000 tấm ảnh). Tất cả 11 kỷ lục này sẽ được xác lập và trao cho ban tổ chức đại lễ Vesak trong lễ bế mạc ngày 16-5.

(Theo TTO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

fb yt zl tw