FESTIVAL Huế 2008: “Đại tiệc” nghệ thuật đặc sắc

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/6/2008 | 12:00:00 AM

Với chủ đề: “Di sản văn hóa hội nhập và phát triển”, Festival Huế 2008 diễn ra từ 3-6 đến 11-6-2008. Là Festival đầu tiên sau quyết định 143 của Chính phủ xây dựng Huế thành Thành phố Festival của Việt Nam nên hứa hẹnđầy những bất ngờ và ấn tượng với sự “gặp gỡ” của nhiều lễ hội lần đầu tiên được tái hiện cùng nhiều sắc thái văn hóa độc đáo thế giới.

Năm 2008 là điểm hẹn của nhiều sự kiện quan trọng làm cho Festival Huế 2008 trở thành lễ hội đặc biệt và có ý nghĩa nhất so với các kỳ Festival từ trước tới nay: Huế chính thức được quyết định xây dựng thành Thành phố Festival của Việt Nam; 15 năm quần thể di tích cố đô được công nhận là di sản văn hóa thế giới (11-12-1993); 5 năm nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (07-11-2003). Đặc biệt, gắn liền với kỷ niệm 220 năm sự kiện lịch sử: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung tập hợp binh sĩ tại núi Bân (Phú Xuân) xuất quân đánh tan 20 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long (1788). Vì thế Festival Huế 2008 được kỳ vọng và đòi hỏi cao cả về quy mô và chất lượng.

Điểm nhấn của Festival Huế 2008 được xác định là 3 lễ hội truyền thống có ý nghĩa văn hóa lịch sử quan trọng nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa dân tộc lần đầu tiên được tái hiện và ra mắt trình Festival. Đó là Lễ hội thi tiến sĩ võ, tái hiện dưới hình thức nghệ thuật việc thi tuyển chọn hiền tài ngành võ dưới triều Nguyễn với sự hội ngộ và trình diễn của những võ sư tên tuổi hàng đầu Việt Nam cùng các môn phái võ cổ truyền ở Huế và cả 3 miền đất nước. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng tinh hoa võ thuật của dân tộc và sống cùng với ký ức của lịch sử khoa thi hội tiến sĩ võ cuối cùng của nhà Nguyễn, 140 năm trước. Trong suốt 143 năm tồn tại, nhà Nguyễn chỉ tổ chức 3 khoa thi tiến sĩ võ vào các năm Ất Sửu (1865), Mậu Thìn (1868), Kỷ Tỵ (1869) dưới triều vua Tự Đức, tổng cộng có 10 người.

Lễ đăng quang của Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, Lễ tế đàn Xã Tắc, sẽ hiện lên với vẻ đẹp uy nghi, hoành tráng trong sắc trời cố đô tháng 6.

Dòng sông Hương thơ mộng tiếp tục là điểm nhấn mềm mại giữa kinh thành Huế trở thành sân khấu thiên nhiên khổng lồ. Cùng dòng sông thơ mộng, du khách sẽ được đắm mình trong những tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của các nước trên thế giới: múa bụng của Thổ Nhĩ Kỳ; múa Kalika của Nga; múa Hoàng gia Thái; múa Fêtes Galantes của Pháp; nhạc Blues CoCo York của Mỹ; nhạc jazz Kimo… Sẽ còn gây sự ngỡ ngàng cho du khách khi hàng trăm tà áo dài thướt tha soi bóng dòng Hương trong đêm hội trình diễn vẻ đẹp độc đáo của chiếc áo dài Việt Nam, áo dài xứ Huế.

Hiện đã có 77 chương trình nghệ thuật của 23 quốc gia (trong đó có Việt Nam) hẹn gặp tại Festival. Trong đó Pháp vẫn được chọn là đối tác chính. Lần đầu tiên, Festival đón nhận các đoàn nghệ thuật đến từ châu Phi, Bắc Mỹ tham gia bên cạnh các đoàn nghệ thuật quen thuộc từ châu Âu (Anh, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Ru-ma-ni…); châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Cam-pu-chia…); Nam Mỹ (Bra-xin…)… làm cho lễ hội thêm nhiều màu sắc, khẩu vị nghệ thuật phong phú, đa dạng, hấp dẫn du khách hơn...

Những ngày diễn ra lễ hội, không gian đậm đặc di sản cố đô sẽ tắm mình trong huyền ảo, sôi động bởi nhiều loại hình nghệ thuật, ca múa, vũ nhạc kịch đặc sắc, tầm cỡ quốc tế và nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, lễ hội dân gian sinh động, hấp dẫn.

(Theo QĐND)

Các tin khác

Tuần Văn hoá – Du lịch Bắc Hà 2008 đã chính thức khai mạc vào lúc 20h ngày 30/5 tại sân vận động trung tâm thị trấn Bắc Hà(Lào Cai).

YBĐT - Người Thái ở vùng Tây bắc có câu: "Hé tốc, hộc hỏi" - có nghĩa là: “rốn rụng, nhau treo”, bởi mỗi khi một đứa trẻ chào đời, người Thái lại đem nhau của đứa trẻ cho vào ống treo lên cành cây như một thông điệp với đất trời và cộng đồng.

Các hội viên Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái bên gốc cây cổ thụ hoá thạch 1 triệu năm tại tỉnh Gia Lai.

YBĐT - Được sự giúp đỡ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái đã tổ chức Trại sáng tác văn học, nghệ thuật năm 2008 tại Nhà sáng tác Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Tham gia Trại sáng tác có 15 hội viên thuộc các bộ môn: Văn học, Âm nhạc, Tạo hình và Nhiếp ảnh.

Nghi lễ rước thần của dân tộc Tày – Bắc Hà.

Cùng với những cảnh sắc được thiên nhiên ban tặng, như các dãy núi hùng vĩ, sông, suối và hang động, vùng đất Bắc Hà(Lào Cai) còn là nơi hội tụ các sắc màu văn hoá dân tộc truyền thống, những đặc sản riêng của miền Tây Bắc, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt níu giữ chân khách thập phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục