Mỹ thuật Yên Bái: Thầm lặng phát triển

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/6/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nói một cách chân thực nhất thì mỹ thuật Yên Bái rất phát triển bởi cả tỉnh có tới 6 hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, phải kể đến những cái tên như họa sĩ Quách Hùng, Trần Quang Minh, Nguyễn Đình Thi, Đào Thị Sinh, Đặng Quang Thắng, Trương Tiến Lợi.

Một triển lãm mỹ thuật đã được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội VHNT Yên Bái.
Một triển lãm mỹ thuật đã được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội VHNT Yên Bái.

Còn phải kể đến những tác giả là hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh, rồi đông đảo các cộng tác viên. Như vậy có thể nói lực lượng làm mỹ thuật tại Yên Bái rất mạnh.

Họa sĩ Nguyễn Đình Thi cho biết: "Chúng tôi cũng sáng tác khỏe lắm. Trung bình mỗi tháng một họa sĩ cũng cho ra đời 1 tác phẩm, cả năm mỗi người cũng có 15-20 tác phẩm".

"Đã lâu lắm rồi, chắc cũng phải đến 7 năm, những người làm mỹ thuật ở Yên Bái mới có dịp được trưng bày hay nói cách khác là được khoe những đứa con tinh thần vô cùng quý giá của mình tới công chúng Yên Bái". Câu nói của họa sĩ Nguyễn Đình Thi, người chịu trách nhiệm biên tập mỹ thuật – nhiếp ảnh của Hội VHNT Yên Bái tưởng như phấn khởi lắm lại khiến cho nhiều người phải suy nghĩ về loại hình nghệ thuật mỹ thuật ở Yên Bái có phát triển không và có nhiều người biết đến.

Năm nào những người làm mỹ thuật Yên Bái cũng tham gia những triển lãm khu vực và đạt nhiều giải cao, như năm 2002 nghệ sĩ Quách Hùng đạt giải A với tượng "Tình mẹ"; họa sĩ Đặng Quang Thắng đạt giải B với bức sơn dầu "Ngưỡng cửa làm dâu" và rất nhiều các giải cao khác.

Năm 2008, triển lãm khu vực trung du và miền núi phía Bắc tại Thái Nguyên, Yên Bái cũng có 19 tác phẩm của 17 tác giả được trưng bày. Nhiều tác phẩm được tặng thưởng của Ban tổ chức, như tác phẩm "Duyên chợ vùng cao" của Vương Toàn Anh…

Nhưng có lẽ ở Yên Bái đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nên việc thưởng thức nghệ thuật nâng cao đời sống tinh thần còn nhiều hạn chế. Do vậy mà rất ít người biết đến những tác phẩm nghệ thuật đó. Và cũng vì rằng những người làm mỹ thuật tại Yên Bái không có một nơi để trưng bày giới thiệu nên hầu hết những tác phẩm ra đời sau khi được tham gia triển lãm của khu vực thì thường là mang về nhà treo, đôi khi làm quà tặng chứ cũng không bán được.

Họa sĩ Quang Bộ mấy năm trước cũng bán được bộ tranh kí họa chiến trường giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cho Bảo tàng TP Hồ Chí Minh nhưng cũng chỉ đủ tiền để mua nguyên liệu nuôi dưỡng niềm đam mê trong vòng vài tháng. Việc bán tranh, bán những tác phẩm nghệ thuật đối với những người làm mỹ thuật tại Yên Bái là niềm mơ ước trong tương lai.

 

 

Tình mẹ - Tượng gỗ Quách Hùng

Nhưng không vì thế mà mỹ thuật Yên Bái không phát triển bởi tâm huyết và niềm đam mê nghệ thuật vẫn mãi cháy bỏng trong những người làm mỹ thuật tại Yên Bái. Đằng sau một tác phẩm nghệ thuật là tài năng, tâm huyết, đam mê sáng tạo và cả tinh thần vượt khó của người nghệ sĩ.

Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, khi mà nỗi lo toan về cơm áo, gạo tiền cho gia đình, việc học hành của con cái luôn thường trực trước mắt, để có thể yên tâm theo đuổi đam mê nghệ thuật, thì những người nghệ sĩ phải tất bật làm thêm nghề tay trái. Đôi lúc với họ, chính công việc tay trái ấy là động lực để họ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.
"Hầu hết các họa sĩ tại Yên Bái đều phải làm thêm để nuôi sống bản thân, gia đình con cái và cả niềm đam mê với nghệ thuật nữa. Chúng tôi thường tham gia thiết kế nội thất, vẽ banner quảng cáo, thiết kế bìa sách, luyện thi, vẽ thuê… nhiều nghề lắm" - họa sĩ Nguyễn Đình Thi.

Hàng tháng, họa sĩ Nguyễn Đình Thi người làm biên tập mỹ thuật tại Hội văn học nghệ thuật tỉnh vẫn làm công việc chụp lại những tác phẩm của các họa sĩ rồi đem gửi đăng trên các tạp chí văn nghệ của tỉnh, báo Yên Bái. Đó là sự cố gắng có thể nhất để giới thiệu tới công chúng Yên Bái được biết đến.

Trên công trường (Tranh sơn dầu Nguyễn Đình Thi)

 

49 tác phẩm của 21 tác giả được trưng bày tại Triển lãm mỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ 7 năm 2009 đã được lựa chọn rất kĩ với các tiêu chí: chủ đề, phong cách, nội dung thể hiện... Những người làm mỹ thuật tại Yên Bái cũng chỉ mong muốn đơn giản là thông qua cuộc triển lãm lần này công chúng Yên Bái biết tới những tác phẩm nghệ thuật được sinh ra từ chính cuộc sống hàng ngày của mình.

Một ước mơ chung của tất cả những người làm mỹ thuật Yên Bái là có một nơi trưng bày giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật, hướng người dân Yên Bái tới những cái đẹp trong cuộc sống. Để mỹ thuật Yên Bái phát triển không thầm lặng.

Minh Tư

Các tin khác
Thiếu nữ Thái với áo “cỏm”.

YBĐT - Ai đã từng một lần lên xứ Thái Tây Bắc, đều không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh trời mây non nước nên thơ và hùng vĩ, đậm chất hoang sơ, huyền thoại và lịch sử, đặc biệt là nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng rồi vẫn không khỏi băn khoăn: Sao những tinh hoa văn hóa tuyệt vời đến nhường kia cứ ngày một bị pha trộn, thậm chí bị lãng quên và có khi biến chất ?

Đồng chí Phạm Thanh Tâm tặng hoa chúc mừng Hội VHNT Yên Bái.

YBĐT - Ngày 12/6, Hội Văn học Nghệ thuật Yên Bái tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Hội (12/6/1979 - 12/6/2009) và khai mạc triển lãm mỹ thuật lần thứ VII.

Trại sáng tác VHNT Yên Bái tại Vũng Tàu.

YBĐT - 30 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là những thành tích đạt được trong 5 năm từ 2004 đến 2008: được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, được đón nhận cờ thi đua và bằng khen nhiều năm của UBND tỉnh, Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam; được đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba nhân dịp 30 năm thành lập Hội.

Ngày 10-6, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin - Truyền thông và thành phố Hà Nội tổ chức lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục