“Nghệ nhân” của người Dao đỏ Đại Sơn

YBĐT - Không chỉ ở xã Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng hay Quang Minh, Xuân Tầm... của huyện Văn Yên (Yên Bái), khi nhắc đến cái tên Đặng Nho Vượng, mọi người ai cũng đều biết, yêu mến, cảm phục trước tài của anh khi đã không ít lần được xem anh biểu diễn trên các sân khấu cụm xã, sân khấu huyện và tỉnh.

Những đóng góp của Đặng Nho Vượng đối với phong trào văn hoá văn nghệ của xã Đại Sơn nói riêng và của đồng bào Dao Văn Yên nói chung trong nhiều năm qua, không những được xã, huyện, tỉnh khen thưởng mà cái được lớn nhất đối với anh là được đồng bào Dao ở xã Đại Sơn- nơi anh sinh ra và lớn lên phong là “nghệ nhân” Nho Vượng. 

Nho Vượng sinh ra và lớn lên giữa rừng quế đại ngàn. Ngay từ nhỏ Nho Vượng đã được mẹ hát cho nghe những lời hát ru ngọt ngào của đồng bào Dao đỏ. Đại ý: “… À ơi, em ơi em ngủ cho ngoan để bố mẹ lên nương cấy cày; để chị nấu cơm canh tối cho bố mẹ về ăn. À ơi, em ơi em ngủ cho ngoan…!”. Chính những làn điệu hát ru tinh tuý đó đã in sâu vào tâm trí Vượng ngay từ thuở  ấu thơ. Vì thế,  cái “chất” nghệ sĩ ấy đã ngấm vào anh từ khi còn rất nhỏ.
-Khi còn nhỏ ai dạy anh hát?

-Mẹ dạy được một ít, còn chủ yếu là mình tự học.

-Thế anh học ai?

-Mình học các thầy trong làng. Khi đi xem biểu diễn tại các lễ hội, xem các thầy hát cúng lễ lập tĩnh (lễ quá tăng của người Dao đỏ), mình vừa xem họ hát vừa tự học, chỗ nào chưa thuộc nhờ các thầy dạy lại. Cứ tích luỹ dần như vậy, rồi chẳng biết cái vốn văn hoá văn nghệ của đồng bào Dao đỏ nó “ngấm” vào mình lúc nào không biết nữa. Thế là mình được mời đi tham gia hội diễn văn hoá nghệ thuật quần chúng ở cụm xã, huyện, tỉnh và cả khu vực nữa…

Cái duyên văn nghệ đến với Nho Vượng thật bất ngờ. Năm 1997, tình cờ anh đi xem đội văn nghệ của xã tập để chuẩn bị đi hội diễn thì được ông Lý Hữu Trìu là Trưởng ban Văn hoá xã Đại Sơn lúc bấy giờ mời tham gia hỗ trợ dàn dựng một số tiết mục cho đội. Không nề hà, Nho Vượng đã tham gia cùng với đội tập tiết mục “Lễ múa rùa” của người Dao đỏ, dạy múa gậy và dạy một thành viên trong đội hát một bài đơn ca… Các tiết mục do Nho Vượng tham gia dàn dựng đều giành được giải cao tại hội diễn cụm và huyện. Phát hiện Nho Vượng là người có tài năng, am hiểu về văn hoá văn nghệ và phong tục tập quán của đồng bào Dao đỏ, Ban Văn hoá xã đã mời anh vào tham gia hoạt động cùng với đội văn nghệ xã.

Năm 1999, Nho Vượng tham gia dàn dựng tiết mục “Múa gậy”,  “Múa trồng lúa” và hát giao duyên cho đội văn nghệ xã đi tham gia Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục người đẹp dân tộc tại cụm xã, huyện và tỉnh đều giành được giải thưởng cao. Tiết mục “Múa gậy” đoạt giải A cụm và giải A cấp huyện; “Múa trồng lúa đoạt B cụm và tiết mục hát giao duyên đạt giải A cụm, giải B cấp huyện.

 Năm 2001, Nho Vượng tham gia dàn dựng và trực tiếp biểu diễn tiết mục “Múa rước rùa” và hát mời, đoạt giải A ở cả cấp cụm và huyện. Tiết mục hát giao duyên và hát mời được chọn  tham gia hội diễn cấp tỉnh đoạt giải A. Năm 2003, Nho Vượng tham gia tiết mục hát giao duyên tại hội diễn cấp cụm xã và huyện đều đoạt giải A và tham gia hội diễn cấp tỉnh đoạt giải B.

 Năm 2005, Nho Vượng dàn dựng tiết mục múa “Lễ quá tăng” và tham gia biểu diễn tiết mục hát giao duyên đều đoạt giải A từ cấp cụm xã, huyện đến cấp tỉnh và cá nhân anh biểu diễn tiết mục độc tấu (2 sáo mũi) đã đoạt giải A từ cụm, huyện đến cấp tỉnh. 

Năm 2007, anh tham gia dàn dựng và biểu diễn tiết mục múa “Lễ hội xuân” đoạt giải A cấp cụm và huyện; hát đơn ca đoạt giải A cấp cụm, huyện và giải B cấp tỉnh. Đặc biệt tiết mục này đã đoạt giải B tại Ngày hội Văn hoá thể thao các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ VII. Trong những ngày đầu tháng 8/ 2009, Nho Vượng đang cùng với đội văn nghệ xã hăng say tập luyện để  tham gia hội diễn cấp tỉnh tại huyện Lục Yên.

Quả thật, với sự tâm huyết, sự cần cù, chịu khó nghiên cứu, sưu tầm và giữ gìn bản sắc văn hoá của đồng bào Dao đỏ, đến nay Nho Vượng đã thuộc và ghi chép lại được rất nhiều làn điệu dân ca, các phong tục đặc sắc của đồng bào Dao xã Đại Sơn nói riêng và các xã khác trong huyện Văn Yên nói chung. Đặc biệt, anh có thể sử dụng thành thạo rất nhiều loại nhạc cụ của đồng bào Dao đỏ như: kèn pí lè, sáo tầm ông dặt, chuông, trống, chiêng, chúm chọc, tù và, gõ lanh, gõ pong đèn…, hát 7 làn điệu của người Dao: hát ru, hát gọi, hát mời, hát giao duyên, hát cúng, hát cầu... Nho Vượng thật xứng đáng được đồng bào Dao xã Đại Sơn và các xã trong vùng phong cho  hai chữ: nghệ nhân.

 Minh Hằng

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw