Đúc 100 trống đồng mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội

Các hoa văn trên mặt, thân của 100 chiếc trống đồng được các nghệ nhân thể hiện trên cơ sở phiên bản của trống đồng: Ngọc Lũ, Quảng Xương, Hoàng Hạ và Sông Đà.

Chiều 16/3, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam diễn ra buổi họp báo giới thiệu các hoạt động về trống đồng nhân 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. 

Ban tổ chức cho biết, hiện 26 trống đồng đã được hoàn thiện và đã chuẩn bị được 32 khuôn đúc. Trống có đường kính mặt 60cm, chiều cao thân trống 48cm; Ngoài ra, một chiếc trống đại có đường kính mặt 1m, cao 79m và được trang trí bằng 1.000 con rồng thời lý sẽ được đúc tặng thành phố Hà Nội. Tất cả các trống đồng đều được đúc theo phương pháp thủ công truyền thống.

Đặc biệt, màn biểu diễn hoà khí 100 trống đồng cùng cồng chiêng với tên gọi “Nổi trống Lạc Hồng - Hào khí Thăng Long” trong 10 phút sẽ là một trong những sự kiện độc đáo trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Nhạc sĩ Nguyễn Cường là người viết hợp xướng cho buổi biểu diễn này và việc dàn dựng sẽ được tiến hành trong thời gian ngắn tới.

Sau đại lễ, Ban tổ chức sẽ dành 1 chiếc trống đồng để bán đấu giá với giá khởi điểm là 500 triệu đồng. Số tiền thu được sẽ dành ủng hộ, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam.

Việc đúc 100 chiếc trống đồng do cơ sở đúc đồng Thiều Quang Tùng (xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn), cơ sở đúc đồng Lê Văn Bảy (làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) và cơ sở đúc đồng Nguyễn Minh Tuấn (TP Thanh Hóa) thực hiện.

Đúc 100 trống đồng mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội ảnh 1

Nhạc sĩ Nguyễn Cường thể hiện một đoạn trong hợp xướng sẽ được sử dụng trong màn biểu diễn hoà khí 100 trống đồng cùng cồng chiêng với tên gọi “Nổi trống Lạc Hồng - Hào khí Thăng Long”.

Ngày 22/12/2009, nghi lễ cầu an cầu phước Quốc thái dân an nhập linh trống đồng, lễ nổi lửa chập lò đúc trống được tổ chức trang nghiêm tại  tại cơ sở đúc đồng truyền thống của nghệ nhân Thiều Quang Tùng, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa).

Hoạt động do Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Liên chi hội di sản văn hóa Lam Kinh (Thanh Hóa), Hội Cổ vật Thanh Hóa, Hội Doanh nghiệp trẻ Thanh Hóa và Công ty hữu nghị Á Châu điều hành.

(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw