Cánh Diều Vàng 2010: Lần đầu tiên có Cánh Diều Vàng cho phim ngắn

Tối 13/3 tới, Lễ kỷ niệm Ngày Điện Ảnh Việt Nam và trao giải thưởng Cánh diều vàng năm 2010 của Hội Điện ảnh Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV2 và VTV4.

Nét mới của Giải Cánh Diều Vàng năm nay là lần đầu tiên phim ngắn được đưa vào hạng mục chính thức để bình xét trao giải Cánh Diều Vàng. Tại hạng mục này, bộ phim ngắn “Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di không vào danh sách xét giải. Theo giải thích của bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết, Hội đã nhiều lần trao đổi và có lời mời với đạo diễn bộ phim, nhưng theo phản hồi của đạo diễn Phan Đăng Di thì anh chỉ là người làm ra bộ phim, còn việc đưa đi dự thi ở các Liên hoan phim lại thuộc bản quyền của nhà sản xuất là một tổ chức nước ngoài.

Ngoài ra, một điểm đặc biệt nữa là, năm nay BTC cũng sẽ không có giải do Khán giả bình chọn mà thay vào đó là giải của Câu lạc bộ Báo chí (thuộc Hội Nhà báo Việt Nam).

Quy chế giải thưởng vừa được Hội thông qua cũng “mở” hơn so với trước: phim truyện dự thi nói tiếng Việt, có chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu là người có quốc tịch VN; các giải cá nhân có thể trao cho người nước ngoài mang quốc tịch VN; giải Khuyến khích được thay bởi Bằng khen...
 

Cánh Diều Vàng 2010: Lần đầu tiên có Cánh Diều Vàng cho phim ngắn ảnh 1
Cảnh trong phim Khát vọng Thăng Long

Năm nay, có 11 bộ phim tham dự ở hạng mục phim truyện nhựa gồm: “Tây Sơn hào kiệt” (đạo diễn: Phượng Hoàng-Lý Hùng, Hãng phim Lý Huỳnh), “Hoa đào” (đạo diễn: Nguyễn Thế Vinh, Công ty cổ phần Phim Truyện I), “Vũ điệu đam mê” (đạo diễn: NSƯT Nguyễn Đức Việt, hãng phim truyện Việt Nam), “Vượt qua bến Thượng Hải” (đạo diễn: Triệu Tuấn, Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam), “Long Thành cầm giả ca” (đạo diễn: Đào Bá Sơn, Hãng phim Giải Phóng); “Khát vọng Thăng Long” (đạo diễn: NSƯT Lưu Trọng Ninh, Công ty cổ phần Kỷ Nguyên Sáng), “Nhìn ra biển cả” (đạo diễn: NSƯT Vũ Châu, Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam), “Cô dâu đại chiến” (đạo diễn: Victor Vũ, công ty TNHH BHD và Hãng phim Việt), “Cánh đồng bất tận” (đạo diễn: Nguyễn Phan Quang Bình, công ty TNHH BHD và Hãng phim Việt), “Thiên sứ...99” (đạo diễn: Nguyễn Minh Cao, Hãng phim Phước Sang), “Giao lộ định mệnh” (đạo diễn: Victor Vũ, Saga Films & Star Media Group).

Theo nhận định của bà Nguyễn Thị Hồng Ngát  - Phó chủ tịch Hội Điện Ảnh Việt Nam thì năm nay, các bộ phim tham dự ở hạng mục phim truyện nhựa khá đa dạng ở thể loại phim, từ lịch sử đến hiện đại, “chính thống” và “giải trí”, và có sự góp mặt của hãng phim nhà nước lẫn tư nhân...

Và cũng lý giải về việc phim của Hội Điện Ảnh tham dự Giải Cánh Diều Vàng sẽ không có chuyện “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, bà Hồng Ngát cho biết thêm Hội đồng giám khảo gồm các nhà hoạt động điện ảnh, các nghệ sĩ làm việc trên tinh thần đề cao trách nhiệm và sự công tâm, có uy tín, không để kết quả thẩm định tác phẩm bị sai lệch bởi bất cứ tác động nào. Năm nay, BGK phim truyện nhựa gồm tới 13 thành viên do PGS.TS Trần Luân Kim làm Trưởng Ban Giám khảo. Điểm chấm cho từng phim được tính chính xác tới 0,1 điểm. Các thẩm định phim, công trình được chấm theo khung điểm 10 theo phân khúc: Cánh diều vàng cho phim đạt 9,1 - 10; Cánh diều bạc cho phim đạt: 8,1 - 9 và Bằng khen cho phim đạt: 7,1 - 8.
 
Cánh Diều Vàng 2010: Lần đầu tiên có Cánh Diều Vàng cho phim ngắn ảnh 2
Cảnh trong phim "Vượt qua bến Thượng Hải"

Cũng để khẳng định tính công tâm của Giải Cánh Diều Vàng 2010, thay bằng một người đại diện phát ngôn như các năm trước, năm nay BTC công bố danh sách tên và số điện thoại của toàn bộ các nghệ sỹ là thành viên BGK ở các hạng mục để báo chí có thể chủ động hỏi thông tin, viết bài.

Ngoài ra, để khắc phục các sơ sót không đáng có từ Lễ trao giải năm trước, BTC đã nhờ đạo diễn, NSƯT Trịnh Lê Văn – Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Trưởng Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam làm đạo diễn chương trình. Và BTC sẽ rất thận trọng trong việc chọn MC cho Lễ trao giải Cánh Diều Vàng năm nay.
 
  Số lượng phim, tác phẩm dự giải Cánh diều Vàng 2010:
- Phim truyện video: 19 phim
- Phim ngắn: 41 phim
- Phim hoạt hình: 9 phim
- Phim tài liệu: 7 phim nhựa, 30 phim Video
- Phim khoa học: 5 phim
- Công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh: 4 công trình

(Theo HNMO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

fb yt zl tw