Tín hiệu vui từ các “không gian âm nhạc”

Khi khán giả quá chán ngán trước những chương trình ca nhạc xếp hàng ra hát, các chương trình thiếu độ “live”, thì việc tổ chức những đêm nhạc khơi lại cảm xúc như Không gian âm nhạc, Cầm tay mùa hè… là điều cần được khích lệ.

Đó là Không gian âm nhạc của đạo diễn Việt Tú, mà theo ê-kíp thực hiện, là tạo ra một điểm hẹn văn hóa cuối tháng dành riêng cho khán giả Hà Nội, với nhạc mục được đưa ra theo “gu” của khán giả Hà Nội. Đến nay, chương trình thực hiện được 4 số, đã tạo được thương hiệu riêng, có tính thẩm mỹ và… kén khách (bởi khán phòng Ngụy Như Kon Tum chỉ dành cho khoảng hơn 300 khách, giá vé lại cao).

Biên tập Chu Minh Vũ cho biết: “Chúng tôi lên lịch chương trình hằng tháng và bán vé trước 3 tháng cho mỗi sô nên thu hút được khán giả từ sớm, họ chờ đợi để tham gia cùng với chúng tôi. Thậm chí có khán giả từ Sài Gòn đặt vé và bay ra Hà Nội để xem…”.

Đó là Âm nhạc trên tầng cao (Music on the Roof) của ê-kíp nhạc sĩ Huy Tuấn, cũng diễn ra hằng tháng tại Hà Nội, với mỗi số là một thể loại âm nhạc với những nghệ sĩ tiêu biểu của thể loại đó (số đầu là nhạc tiền chiến với khách mời là Tuấn Ngọc, hay những chương trình sau có R&B và dance của Hồ Ngọc Hà - Thanh Bùi, jazz của Nguyên Lê cùng ca sĩ Tùng Dương…). Tuy tính chất khác nhau, nhưng sự đón nhận của người xem cũng hào hứng không thua Không gian âm nhạc. Nhạc sĩ Huy Tuấn chia sẻ, anh rất muốn mang chương trình vào TP.HCM, nhưng chưa tìm được địa điểm cũng như đơn vị phối hợp phù hợp.

Cầm tay xem những chương trình hay

Trong tháng 7 vừa qua, sô diễn Cầm tay mùa hè của ê-kíp nhạc sĩ Quốc Trung, với 3 ca sĩ chính Thanh Lam - Hà Linh - Uyên Linh, sau thành công tại Hà Nội đã diễn tiếp một đêm tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM. Dẫu chưa thực sự “đã” với nội dung chương trình, nhưng ở góc độ khác của cảm xúc, khán giả đã có một đêm thỏa lòng với những giọng hát mình yêu thích.

Và mới đây, người yêu nhạc TP.HCM, đặc biệt là những khán giả trẻ, đã vừa có 2 đêm gần như được sống lại trong cảm xúc của thời kỳ đầu Làn sóng xanh, với chương trình Thế giới Vpop cuối tháng 7. Không kỳ vọng vực dậy thời vàng son của nhạc Việt, mà nói như ông Quang Huy - Giám đốc Wepro, đơn vị thực hiện, là chỉ hy vọng giải tỏa cảm xúc của người nghe, bắt đầu từ việc gợi lại những giai điệu của Tình thôi xót xa, Bước chân lẻ loi, Trống vắng, Mưa phi trường...

Và dù 2 đêm diễn ra, trời đều mưa; dù ca sĩ “sao” nhất trong chương trình chỉ có Hồ Ngọc Hà (còn lại hầu như là những gương mặt trẻ: Phạm Quỳnh Anh, Noo Phước Thịnh, Phi Trường, Hòa Mi…), nhưng sự hưởng ứng, tìm đến của khán giả rất đáng ghi nhận. Khá lâu rồi các khán đài của sân khấu Lan Anh mới có dịp “rung” lên trước những màn reo hò của người xem khi cổ vũ cho các bài hát quen, vỗ tay cho nỗ lực của những giọng ca mới khi thể hiện lại những giai điệu đó.

(Theo TNO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

fb yt zl tw