Lắp đặt đôi Rồng gốm đạt kỷ lục Guinness tại Hồ Tây

Vị trí đặt Rồng đối xứng với Phủ Tây Hồ, đối xứng với trục Hồ Tây-Ba Vì và trục Hồ Tây-Cổ Loa; tạo sự gắn kết chặt chẽ với các địa danh văn hóa.

Ngày 3/1, đôi Rồng gốm sứ thời Lý đạt kỷ lục Guinness, do Công ty Du lịch dịch vụ làng Bát Tràng trưng bày tại Công viên Bách Thảo nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội bắt đầu được di dời đến lắp đặt tại Hồ Tây (đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) để kịp chào đón Tết Nguyên đán.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Rồng phải được đặt tại nơi trang trọng, gắn với nước và gắn với địa điểm mang dấu ấn lịch sử, văn hóa. Bởi vậy, không nơi nào khác, Hồ Tây là nơi hoàn toàn phù hợp lắp đặt Rồng và điểm được lựa chọn là đường Nguyễn Hoàng Tôn kéo dài với đường dạo ven Hồ Tây. Vị trí đặt Rồng đối xứng với Phủ Tây Hồ, đối xứng với trục Hồ Tây-Ba Vì và trục Hồ Tây-Cổ Loa; tạo sự gắn kết chặt chẽ với các địa danh văn hóa.

Ông Đỗ Anh Tuấn, phụ trách việc lắp đặt, vận chuyển Rồng thuộc Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ, cho biết sau khi xem xét các yếu tố liên quan, các nhà nghiên cứu và các cơ quan thành phố cùng thống nhất với quận Tây Hồ lắp đặt đôi Rồng trên mặt nước Hồ Tây, cách đường dạo ven hồ 12m (điểm gần nhất).

Một Rồng được lắp đặt chầu hướng bắc, một Rồng chầu phía nam. Phía trước là không gian mặt nước rộng lớn, phía sau là Vườn hoa Lạc Long Quân tạo một điểm nhấn đẹp. Độ cao của Rồng tới 7,5m tính từ bệ lên và hai con cách nhau 16m. Ngay cả bệ Rồng cũng ốp gốm sứ, hoàn toàn phù hợp với màu sắc, hình thức đôi Rồng.

Công trình không chỉ đơn thuần xây bệ đỡ, UBND quận Tây Hồ còn tạo cảnh quan chiếu sáng và đài phun nước từ miệng Rồng, tạo sự sinh động cho đôi Rồng.

Với tổng mức đầu tư gần 2,6 tỷ đồng, nguồn vốn này hoàn toàn thực hiện bằng hình thức xã hội hóa do các doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm đóng góp. Sau một tháng triển khai, công trình đã cơ bản hoàn thành và tiếp tục hoàn thiện các công đoạn cuối cùng. Hiện nay, các nghệ nhân làng nghề Bát Tràng đang thực hiện dịch chuyển; dự kiến ngày 4/1 sẽ tiến hành lắp đặt Rồng lên bệ và đôi Rồng chính thức diện kiến trước ngày 16/1 (tức ngày 23/12 âm lịch).

Sau khi hoàn thành lắp đặt Rồng, Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ sẽ giao cho Ban quản lý dự án Hồ Tây gìn giữ, duy tu thường xuyên để đôi Rồng luôn ngời sáng trên mặt nước Hồ Tây.

Đôi Rồng gốm sứ được làm từ 6.000 chiếc đĩa, trên 4.000 chiếc cốc có nước men đặc biệt; mô phỏng theo mẫu Rồng thời Lý. Mình Rồng dài 15m (tính đường uốn khúc dài 35m), cao 8,2m (tính cả bệ) đường kính 90cm. Tổng trọng lượng của đôi Rồng lên tới trên 60 tấn.

Nơi thi công đôi Rồng chính là đền thờ Chử Đồng Tử, một địa điểm linh thiêng nằm bên bờ sông Hồng. Đây là công trình tâm huyết của những nghệ nhân và thợ gốm Bát Tràng nhân dịp Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.

(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

fb yt zl tw