Tưng bừng Lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ

Tối 16/6, tại khu di tích Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, Tỉnh Thanh Hóa, Bộ VH,TT&DL, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.

Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí Thư; đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tổ chức Trung ương; đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và gần 2.500 đại biểu trong và ngoài nước, trong đó có khoảng gần 100 đại biểu quốc tế, du khách, cùng hàng vạn người dân đã tham dự buổi lễ.

Huyền thoại xây thành

Thành nhà Hồ bao gồm toàn bộ thành đá, la thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các ngôi làng cổ, các di tích chùa đền, hang động, cảnh quan núi non sông nước liên quan đến địa hình phong thủy tuyệt đẹp, thể hiện nét giao lưu văn hóa tự nhiên được bảo tồn nguyên vẹn. Với 100 ngàn mét khối đất, 20 ngàn mét khối đá được khai thác, điều kỳ lạ là tất cả công trình khổng lồ, phức tạp này đã được hoàn tất với thời gian phi thường là ba tháng. Một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh vô song của người dân Đại Việt. Thành nhà Hồ là công trình khẳng định sự đột phá về kỹ thuật chế tác, khai thác, lắp ghép những tảng đá lớn, có tảng nặng tới 26 tấn, điều kỳ diệu mà cho đến nay ta vẫn chưa giải mã hết được.

Phát biểu tại Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã nhấn mạnh, “Hôm nay, chúng ta long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản Văn hoá thế giới của UNESCO giành cho tòa thành độc đáo với giá trị nổi bật toàn cầu này. Đây cũng chính là niềm tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng và nghìn năm văn hiến; với tình cảm trân trọng và lòng tri ân sâu sắc đối tiền nhân đã cống hiến trí tuệ, công sức và máu xương của mình để dựng nên Thành Nhà Hồ.

Đặc biệt, theo sử sách, chỉ sau 3 tháng thi công, Thành Nhà Hồ đã hoàn thành với một khối lượng công việc hết sức đồ sộ, bao gồm: La thành, Hào thành và Hoàng thành. Với quy hoạch khoa học, kiến trúc đặc sắc, đậm phong cách Á Đông, Thành Nhà Hồ không chỉ là công trình lịch sử, công trình quân sự độc đáo của khu vực Đông Nam Á và Đông Á, mà còn là một Di sản Văn hoá vô giá của nhân loại. Đây thực sự là một kỳ tích vĩ đại mà cho đến tận ngày nay chúng ta vẫn chưa khám phá hết được.

Nhận thức đầy đủ giá trị to lớn đó, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, sự giúp đỡ của UNESCO và nhiều tổ chức Quốc tế, tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch, Bộ Ngoại giao, các tổ chức, chuyên gia trong nước và nước ngoài, chủ động triển khai kế hoạch bảo vệ, tôn tạo, đưa di tích vào khai thác, sử dụng; đồng thời tiến hành hoạt động khảo cổ, tìm kiếm, đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học giá trị của Tòa thành để hoàn chỉnh hồ sơ trình UNESCO xem xét, công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Sau nhiều lần bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ, ngày 27/6/2011, Thành Nhà Hồ đã được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đây là niềm phấn khởi, tự hào không chỉ của riêng nhân dân Thanh Hóa, mà còn là niềm vui, niềm tự hào chung của mọi người dân đất Việt. Cùng với cố Đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, Nhã nhạc cung đình Huế và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên khác đã được công nhận, Thành Nhà Hồ đã góp phần quan trọng làm cho thế giới biết đến Việt Nam không chỉ là một quốc gia tươi đẹp, mến khách, mà còn là một đất nước rất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá.

Sau khi đại diện của tổ chức UNESCO lên trao bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới cho Thành Nhà Hồ, thay mặt lãnh đạo Đảng Nhà nước phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử văn hóa. Trong suốt chặng đường lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Thanh Hóa luôn kề vai sát cánh cùng với nhân dân cả nước đoàn kết một lòng, vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ để xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương đất nước; đồng thời không ngừng sáng tạo trao truyền, bồi đắp truyền thống văn hóa, xây đắp lên nhiều di sản văn hóa vật thể , phi vật thể có giá trị. Đặc biệt, Thành Nhà Hồ- Một công trình quân sự, kiến trúc độc đáo, được nhân dân gìn giữ, bảo tồn hơn 600 năm qua, được đánh giá mang giá trị văn hóa nổi bật toàn cầu, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Đây là niềm vui, niềm tự hào của nhân dân Thanh Hóa và nhân dân cả nước. Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ cùng với các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác được thế giới công nhận, sẽ tô đậm thêm nền văn hiến ngàn năm hết sức phong phú của dân tộc Việt Nam, góp phần để bạn bè thế giới hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt Nam, mở ra triển vọng, cơ hội mới cho phát triển du lịch, nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Với việc UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Thành Nhà Hồ từ nay đã trở thành tài sản chung của nhân loại. Đây là niềm vinh dự, là cơ hội để chúng ta gìn giữ, phát huy tốt hơn nữa những giá trị của Di sản. Đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu hết sức nghiêm túc trong việc bảo tồn, phát huy theo Luật Di sản của Việt Nam và công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa- thiên nhiên thế giới; nghiên cứu làm rõ thêm các giá trị của công trình, hiện vật còn nằm trong lòng đất; thực hiện tốt những cam kết với UNESCO về các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Niềm tự hào đất Việt

Điểm nhấn đặc biệt trong lễ đón bằng là Chương trình nghệ thuật “Thành Nhà Hồ – Niềm tự hào Đất Việt” do nhà văn Chu Lai viết kịch bản văn học, NSND Tiến Thọ làm cố vấn nghệ thuật, Giáo sư, Viện sĩ Phan Huy Lê làm cố vấn lịch sử và NSND Mai Tư chuyển thể kịch bản, đồng thời làm Tổng đạo diễn với sự tham gia của hơn 800 nghệ sĩ chuyên và không chuyên thuộc các đoàn nghệ thuật trong tỉnh, sinh viên các Trường Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa - Nghệ thuật, Cao đẳng Thể dục – Thể thao và học sinh các trường THPT của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa miệt mài tập luyện hơn nửa tháng qua.

Chương trình nghệ thuật “Thành Nhà Hồ - Niềm tự hào Đất Việt” hướng đến tôn vinh các giá trị nổi bật toàn cầu của Thành Nhà Hồ, trong đó đặc tả việc xây dựng tòa thành bằng đá huyền thoại, được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: “Khát vọng thiên đô”, khái quát lịch sử đất nước Đại Việt cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV - thời kỳ suy thoái, bế tắc của nhà Trần, cùng khát vọng thiên đô nhằm củng cố, xây dựng lại giang sơn, xã tắc; Chương II: “Huyền thoại xây Thành”, đặc tả quá trình xây thành với tất cả tinh hoa, trí tuệ, sức lao động tài tình của quân dân Đại Việt đã đổ xuống thành trì này; Chương III: “Hoan ca”, là khúc khải hoàn ca hào khí toát lên từ tòa thành đá kỳ vĩ sẽ trường tồn cùng thời gian và dân tộc. Tài năng và công sức của cha ông đã thổi hồn vào đá vô tri để Thành Nhà Hồ mãi là biểu trưng cho sức mạnh tập thể của người dân Đại Việt. Kết thúc buổi lễ là màn bắn pháo hoa tưng bừng, sắc màu để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách quốc tế và người dân nơi đây.

Lễ đón nhận cũng thể hiện là niềm vinh dự, nhưng cũng đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp nghiêm túc trong việc bảo tồn, phát huy theo Luật Di sản của Việt Nam và công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa- thiên nhiên thế giới cho thế hệ mai sau.
(Theo HNMO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Góp phần gìn giữ điệu Khắp cọi cho quê hương

Góp phần gìn giữ điệu Khắp cọi cho quê hương

Ở xã Mường Lai, tỉnh Lào Cai, Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Quang Nhạn được biết đến là người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Tày, đặc biệt là Khắp cọi. Không chỉ đóng góp trong việc truyền dạy, lưu giữ văn hóa dân tộc, ông còn xây dựng, củng cố và phát triển phong trào văn hóa - văn nghệ ở địa phương.

Như đóa hướng dương

Như đóa hướng dương

Tôi gặp Phạm Ngọc Phương Thảo (phường Yên Bái, tỉnh Lào Cai) vào một ngày tháng Bảy rực nắng. Hành trình cô gái này đi qua thật không dễ dàng. Trên hành trình đó có đau đớn, xót xa, những phút giây mong manh giữa lằn ranh sinh tử, song cũng có hạnh phúc, ngọt ngào. Câu chuyện cảm động đó được Thảo kể lại trong cuốn sách “Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” đã lấy không ít nước mắt của độc giả và truyền cảm hứng cho nhiều người.

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

fb yt zl tw