“Ru người yêu trong nhà”

YBĐT - Tình yêu lứa đôi là đề tài muôn thuở của thơ ca kim cổ. Thế nhưng thơ ca nói về tình yêu vợ chồng (mà nhất là nói theo cách dùng chữ của Ngọc Bái "người yêu trong nhà" thì quả ít gặp trên văn đàn xưa nay).

Thơ ru mây gió đã nhiều
Thơ về ru lấy người yêu trong nhà!

Người từng mê đắm vì ta
Hồi chưa làm vợ người là tình yêu!
Mắt lá răm đổ sang chiều
Núi cao sông cả cũng liều theo ta
Đường trường chẳng trách rằng xa
Gian truân cũng chẳng coi là gian truân
Dần dà tiêu hết tuổi xuân
Lo tròn phận vợ chẳng cần kiêu sa
Rồi sau ta hóa ra ma
Thì vẫn người ấy vì ta mà thờ.

Ru trắng tóc một cõi thơ
Ru qua thăm thẳm mộng mơ kiếp người
Ru trong nháy mắt một đời
Ru cho xanh lại một thời trẻ trung.

Ngọc Bái

Đôi dòng cảm nhận của Nguyễn Anh Thân:

Bài thơ này có tứ thơ rất lạ, nó được phát lộ ngay từ hai câu thơ mở đầu. Ý thơ như òa ra từ sự bừng thức của nàng thơ - dẫu có muộn màng - song đáng trân trọng xiết bao! Câu thơ gợi cho người đọc một cảm giác đa chiều, căn vặn, chợt lóe ngỡ ngàng của tâm thức: “Thơ ru mây gió đã nhiều/ Thơ về ru lấy người yêu trong nhà!”.

Thơ Ngọc Bái chiết trung tới mức tác giả bài viết này thấy không thật cần thiết phải bình luận thêm. Có thể coi khổ thơ mở đầu bằng hai câu thơ trên (đã dẫn) làm mệnh đề thì khổ thơ thứ hai là giải đề, viện dẫn hoàn mỹ: Người yêu của ta, rồi người ấy làm vợ ta, là "người yêu trong nhà" của ta, như thế đấy!

Khi yêu, người trao ta vẹn tình: “Người từng mê đắm vì ta”. Về làm vợ, người trao ta trọn nghĩa: “Đường trường chẳng trách gần xa/ Gian truân cũng chẳng coi là gian truân/ Dần dà tiêu hết tuổi xuân/ Lo tròn phần vợ chẳng cần kiêu sa”.  Và rồi, lỡ ra ta có mệnh hệ nào mà phải về cõi trước thì vẫn là đôi tay người ấy lo toan gánh vác đến trọn kiếp vì duyên phận: “Rồi sau ta hoá ra ma/ Thì vẫn người ấy vì ta mà thờ”.

Khổ thơ cuối, tác giả đưa ta đắm mình về cõi chiêm nghiệm, suy triết giữa thơ và đời, giữa mộng và thực, giữa nháy mắt một đời người trong cõi mộng mơ thăm thẳm của kiếp người. Mà qua đó sáng lên ý thức tự thân về nghĩa vụ và trách nhiệm của ta trước cuộc đời, trước gia đình và người yêu dấu: Ru trắng tóc một cõi thơ/ Ru qua thăm thẳm mộng mơ kiếp người/ Ru trong nháy mắt một đời/ Ru cho xanh lại một thời trẻ trung.

Tình yêu lứa đôi là đề tài muôn thuở của thơ ca kim cổ. Thế nhưng thơ ca nói về tình yêu vợ chồng (mà nhất là nói theo cách dùng chữ của Ngọc Bái "người yêu trong nhà" thì quả ít gặp trên văn đàn xưa nay).

Khai thác đề tài muôn thuở và gần gũi này, tác giả đã chọn thể thơ lục bát truyền thống để biểu đạt. Tứ thơ sắc, lời thơ giản dị, gần gũi mà chuyển tải nội hàm sâu xa, hàm xúc. Tiếng thơ sung mãn, cứ lung linh khoe sắc, toả hương rồi cứ thế lặng lẽ neo vào lòng người đọc, bừng lên nét đẹp trung trinh, son sắt của những người yêu nhau khi nên vợ nên chồng. 

N.A.T 

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

fb yt zl tw