Luận về cây chuối

YBĐT - Tôi thường chọn đi đường đê để đến nơi làm vì đường đó vừa vắng xe vừa thoáng đãng, lại được hưởng gió mát từ sông thổi vào lồng lộng, được ngắm những triền bãi rau, ngô tươi xanh thơm hương đất phù sa…

Cảm giác tâm hồn mình như được gột rửa mọi ưu phiền, bận rộn. Và một hôm tôi mới lặng thầm để ý những vườn chuối ven đê, thấy nảy ra bao nhiêu là nghĩ suy, liên tưởng, mới thương quý vô cùng loài cây gắn bó sâu sắc với cảnh quê, người quê…

Nhắc đến cây chuối, trước hết là nhắc đến những món ăn. Hoa chuối, quả chuối, thân cây chuối, củ chuối đều có thể làm nên những món ăn ngon, hoặc là những phụ liệu để tạo nên chúng. Các bộ phận khác của cây chuối như lá chuối, cả tươi cả khô, có thể gói nhiều loại bánh, thân cây chuối còn để người ta cắm xiên nướng các loại chả. Hột chuối còn được người ta ngâm rượu uống rất tốt…

Đến một anh em họ hàng của cây chuối nhà hàng ngày chúng ta vẫn ăn quả là cây chuối rừng cũng đã rời bản rời mường về gần hơn với người thành thị khi thỉnh thoảng lại thấy hiện diện trên phố với tư cách là một loài hoa mới. Thứ hoa chuối ngày trước đã từng lấp lánh trong thơ Tố Hữu:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

  (Việt Bắc)

giờ lại chói đỏ giữa phố phường phồn hoa đô hội. Chúng có phần hơi lạc lõng giữa những loài hoa nhập ngoại kiêu kì, đài các nhưng lại mang hơi hướng “kì hoa dị thảo” giữa bao loại hoa dân dã, quê mùa bản xứ. Nhưng quả thật, hoa chuối rừng rạng rỡ sương nắng vùng cao được đem về cắm trong những bình gốm giản dị lại đem đến một mĩ cảm ngạc nhiên, thán phục cho thị hiếu tinh tế của gia chủ. Một vẻ đẹp mộc mạc, khoáng đạt, hoang sơ đã tràn về từ rừng xanh núi đỏ.

Nhưng một hôm, người đồng nghiệp xòe điện thoại khoe tôi xem tấm hình chụp một bông hoa chuối ở nhà một người bạn của họ thì bỗng thấy những điều mình vốn tâm tâm niệm niệm không phải lúc nào cũng khớp hoàn toàn với thực tế, như kiểu niềm tin bị lung lay vậy. Đó là một bông hoa chuối cũng “chỉ thiên” chứ không “chỉ địa” như hoa chuối rừng mình từng biết, nhưng lại màu hồng cánh sen. Thứ hoa đến từ đất nước của nàng sita xinh đẹp. Một vẻ đẹp lạ lùng dễ khiến người khác ngỡ ngàng. Thế mới biết, những thứ đến từ nơi xứ lạ phương xa luôn có sức hấp dẫn, thu hút vô cùng lớn đối với bất cứ người nào!

Cây chuối còn gắn bó vô cùng với tuổi thơ của nhiều người. Là chiếc kèn lá chuối thổi tò tí te suốt trưa hè cháy nắng. Là khẩu súng tự chế từ dọc lá chuối, mỗi lần vuốt xuôi xuống là nổ kêu đôm đốp trong trò đánh trận giả. Là chiếc hài cô Tấm được làm từ những bẹ hoa chuối màu nâu tím. Là những chiếc tông được làm từ những bẹ thân chuối cắt ra, xỏ dây vào đi mát rượi chân.

Là tàu lá chuối che mưa nắng mỗi lần đi chơi hay đi học bất ngờ quên mũ nón… Ôi tuổi thơ đầu trần chân đất, da cháy nắng của tôi! Giờ nghĩ lại mới thấy xa xôi quá! Bỗng thấy mình như Nguyễn Nhật ánh, muốn “xin một vé đi tuổi thơ” để trở về gặp bạn chơi ngày cũ, không biết giờ họ cũng phiêu dạt ở những đâu rồi?

Nghĩ về cây chuối tôi nghĩ về chữ hiếu. Một mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu nải chuối xanh vì nó tượng trưng cho hành Mộc, cho mùa xuân, như một bàn tay khum khum hứng lấy những gì tinh túy nhất của đất trời dâng lên ông bà tổ tiên. Một bài hát ví “mẹ già như chuối chín cây” khiến ta rưng rưng chợt nhớ câu tục ngữ “trẻ trồng na, già trồng chuối”, mới giật mình nhớ ra rằng mẹ không còn trẻ, mẹ không còn khỏe để đợi ta lớn lên mãi. Loài cây thân thuộc ấy không chỉ gắn bó với tuổi thơ ta bé bỏng mà còn lặng lẽ theo ta về đến tận nơi an nghỉ cuối cùng. Là sợi dây chuối thắt lưng áo tang người thân, là vành mũ kết bằng rơm hoặc là chuối khô đội đầu, là một khúc thân chuối thay cho bát nhang… Tự nhiên thấy đời người thật ngắn ngủi, mong manh.

Chẳng biết chuối có biết hờn không khi được gọi là bụi chuối? Từ “bụi” gợi lên một cái gì đó thật tội nghiệp, mơ hồ như cõi hồng trần thoáng chớp mắt. Lại nhớ đến những con đường ta đã đi qua. Có bao cây chuối lá rách mướp theo những chuyến xe xé gió ràn rạt suốt đêm ngày, mặt lá đầy bụi bặm mà vẫn cong người cho ra những trái ngọt vàng thơm… Phận ngắn ngủi nhưng lại tận hiến cho đời không thiếu một phần thân thể nào không hữu ích!

Nghĩ đến cây chuối tôi lại nghĩ đến tình yêu! Đến một nhà nho như Nguyễn Trãi mà cũng có cái nhìn đa tình như thế này về cây chuối thì cũng thật lạ:

“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem”

                    (Cây chuối)

Cái nõn chuối, búp chuối rất đỗi bình thường thế mà trong mắt khách tình si lại thành một “bức tình thư” còn phong kín! Bỗng nhiên tôi thấy cây chuối trở nên duyên dáng lạ kì, chứ đâu thô kệch, quê mùa như người ta hằng vẫn tưởng.

Hay trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân cũng có một chi tiết khiến tôi cảm động. Miêu tả bữa cơm gia đình sau ngày cưới của năm đói 1945, nhà văn viết: “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Thế nhưng tôi vẫn tin, một bữa cơm mặn tình chồng vợ như thế sẽ càng khiến cho nghĩa tao khang thêm bền chặt, hơn hàng vạn những sơn hào hải vị nhưng nhạt nhẽo tình yêu của thời hiện đại này…

Nghĩ đến đây, tôi lại nghĩ đến một mối tình độc nhất vô nhị trong lịch sử văn học Việt Nam là mối tình giữa Chí Phèo và Thị Nở - mối tình hồn nhiên được nảy nở giữa một vườn chuối bạt ngàn trăng đêm tình tứ. Thì ra cây chuối cũng nên thơ biết mấy khi gắn bó với những tình yêu đẹp, là nơi chở che cho những mối tình từng bị người đời rẻ rúng, khinh thị… Bỗng thấy cần phải cảm ơn những nhà văn bậc thầy trên và cảm ơn cây chuối biết mấy vì đã điểm tô cho những mối tình “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử văn chương nước nhà…

… Không biết tôi có quên một điều gì về cây chuối nữa hay không? Có lẽ chỉ thầm ước được trở về bên mái nhà “trước cau, sau chuối” mát rượi của ông bà nữa thôi! Để được nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi, để nghe tiếng lích chích của bầy chim phía sau nhà như báo cho ta biết buồng chuối đã chớm vàng vị ngọt, để hồn quê thấm đẫm vào ta như mạch nguồn chẳng bao giờ vơi cạn… Thế chắc đã đủ lắm rồi.

Nguyễn Thị Thu Hiền (Trung tâm GDTX-HNDN Trấn Yên)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

fb yt zl tw