Ukraine viết lại sách giáo khoa lịch sử

Bộ Giáo dục Ukraine đã cố một số sửa đổi trong sách giáo khoa lịch sử để cập nhật những diễn biến trong thời gian qua ở đất nước này như sự kiện quảng trường Maidan, cuộc đảo chính, một phiên bản của "cuộc chiến tranh Nga – Ukraine" theo cách giải thích của các nhà lý luận Ukraine...

Trong thông cáo báo chí của phòng báo chí Bộ Giáo dục Ukraine, một nhóm công tác của Bộ Giáo dục nước này đã phát hành một cuốn sách hỗ trợ việc dạy lịch sử cho giáo viên, dày 40 trang. Ngoài ra, sách giáo khoa lịch sử của học sinh cũng được đính kèm thêm 25 trang khác.

Những chi tiết được cập nhật vào sách giáo khoa lịch sử lần này là thông tin về “cuộc cách mạng nhân phẩm”, những diễn biến ở Ukraine hồi tháng 1 – 2/2014, cuộc đảo chính sau đó cũng như thông tin về “cuộc chiến tranh Nga – Ukraine”.

Việc xuất bản của những quyển sách giáo khoa này sẽ được cấp kinh phí từ nguồn quỹ ngoài ngân sách. Dự kiến sẽ có một buổi ra mắt để giới thiệu những quyển sách giáo khoa lịch sử mới được biên soạn lại trong thời gian tới.

Rus Kiev là một đại công quốc trung cổ với thủ đô là Kiev từng tồn tại ở Đông Âu từ cuối thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13. Quốc hiệu chính thức của nhà nước này là Rus. Hoàng tử Vladimir là người đã trị vì Rus từ năm 980 đến 1015.

Việc thay đổi nội dung chương trình học của học sinh là động thái mới của Ukraine trong việc "biên soạn" lại lịch sử. Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ban một sắc lệnh vinh danh hoàng tử Vladimir, người mà ông tuyên bố là “người sáng lập nhà nước cổ xưa Rus-Ukraine của châu Âu”.

Sử gia người Nga ông Igor Danilevsky đã bác bỏ quan điểm của ông Poroshenko, cho rằng khi nói đến Ukraine với tư cách là sự hình thành của một nhà nước thì quốc gia này được thành lập rất lâu sau nhà nước Rus-Ukraine cổ xưa.

(Theo Dân Trí)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Ngày 18/7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết khoảng 11,6 triệu người tị nạn trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ mất quyền tiếp cận viện trợ nhân đạo do các quốc gia tài trợ cắt giảm viện trợ nước ngoài. Con số này tương đương 30% số người tị nạn thường xuyên nhận hỗ trợ từ UNHCR.

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Chiều nay (18/7), tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn có buổi họp thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các Hội nghị liên quan. Các đoàn ngoại giao, chuyên gia, học giả cùng nhiều hãng truyền thông Indonesia và quốc tế tham dự cuộc họp. 

fb yt zl tw