Thái Lan bắt đầu xét xử đường dây buôn người lớn nhất từng phát hiện

Toà án Thái Lan ngày hôm nay đã bắt đầu phiên tòa xét xử đường dây buôn người lớn nhất từng bị triệt phá ở nước này. Tổng cộng có 88 nghi phạm bị đưa ra xét xử.

Các nghi can này bao gồm một vị tướng quân đội, một số sĩ quan cảnh sát cấp cao và chính trị gia địa phương.

Phiên tòa diễn ra sau cuộc điều tra nạn buôn bán bán người từ Bangladesh, Myanmar sang Thái Lan được thực hiện sau khi một số ngôi mộ tập thể được phát hiện gần biên giới Thái Lan-Malaysia năm nay, làm dấy lên một làn sóng phản đối quốc tế. 

Các thi thể tìm thấy trong mộ được cho là của những người di cư bị mắc kẹt tại các lán trại trong rừng.

88 kẻ tình nghi xuất hiện tại tòa án hôm nay để thực hiện buổi điều trần trước khi xét xử vào tuần tới. Có khoảng 500 nhân chứng sẽ được gọi hỏi tại toà, và một quan chức tòa án đã cảnh báo rằng có thể phải mất hai năm tòa án mới có thể đi đến một phán quyết.

Một thẩm phán cho biết: "Tất cả 88 nghi can bị cáo buộc hành vi đã để mặc cho nạn nhân chết đói, từ chối điều trị y tế cho các nạn nhân bị bệnh và giấu xác chết trong rừng".

Chính phủ Thái Lan đã phát động một chiến dịch truy quét bọn buôn lậu và bắt giữ nhiều nghi phạm, bao gồm cả thị trưởng địa phương. Cánh sát cũng chuyển điều tra giao hơn 50 sĩ quan cảnh sát bị nghi ngờ liên kết những kẻ buôn người.

(Theo HNMO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

fb yt zl tw