Liên hợp quốc xác nhận Nam Phi rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Liên hợp quốc hôm qua xác nhận đơn của Nam Phi rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ có hiệu lực sau một năm, tính từ ngày 19/10.

Chính phủ Nam Phi đã bắt đầu thủ tục rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế sau những tranh cãi liên quan đến chuyến thăm của Tổng thống Sudan Omar al-Bashir tới Nam Phi tháng 6/2015.

Nam Phi là một nước thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, phải có nghĩa vụ bắt giữ bất cứ ai theo lệnh bắt của Tòa án Hình sự Quốc tế, trong đó có ông Omar al-Bashir là người đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, chống lại loài người và tội diệt chủng.

Bất chấp đề nghị của các công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế, Nam Phi đã không bắt giữ ông Omar al-Bashir và để nhà lãnh đạo này rời khỏi Nam Phi sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Phi (AU) năm ngoái.

Người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric cho biết, Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon lấy làm tiếc về quyết định của chính phủ Nam Phi. Theo ông Dujarric, Nam Phi đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hình thành của Tòa án Hình sự Quốc tế, với việc nước này là một trong những nước đầu tiên kí vào Qui chế Rome- Qui chế  thành lập ra Tòa án quốc tế này.

Tòa án Hình sự Quốc tế thành lập vào tháng 7/2002 và có 124 nước thành viên. Đây là cơ quan pháp lí đầu tiên với quyền hạn xét xử quốc tế, có thể khởi kiện, truy tố đối với các tội ác chống loại loài người, diệt chủng và tội ác chiến tranh.

Hôm 12/10 vừa qua, Hạ viện Burundi cũng đã bỏ phiếu nhất trí thông qua việc rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế, sau khi Liên hợp quốc khởi động cuộc điều tra các cáo buộc lạm dụng nhân quyền tại quốc gia này. Trong khi đó, Kenya và Namibia cũng cảnh báo sẽ rút khỏi tòa án này.

(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Ngày 18/7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết khoảng 11,6 triệu người tị nạn trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ mất quyền tiếp cận viện trợ nhân đạo do các quốc gia tài trợ cắt giảm viện trợ nước ngoài. Con số này tương đương 30% số người tị nạn thường xuyên nhận hỗ trợ từ UNHCR.

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Chiều nay (18/7), tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn có buổi họp thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các Hội nghị liên quan. Các đoàn ngoại giao, chuyên gia, học giả cùng nhiều hãng truyền thông Indonesia và quốc tế tham dự cuộc họp. 

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Trên những cao nguyên phủ sương của vùng Spa, thuộc khu vực Bérinzenne, nơi được mệnh danh là trái tim xanh của Bỉ, một dự án môi trường quy mô đang dần hình thành, mang theo hy vọng tái thiết hệ sinh thái tự nhiên vốn từng bị can thiệp bởi các hoạt động thoát nước và khai thác.

fb yt zl tw